logo

Tên gọi của đế quốc Ottoman bắt nguồn từ tên

Đế chế Ottoman nổi tiếng trong lịch sử bởi lực lượng quân đội mạnh, lãnh thổ rộng lớn. Tên gọi của đế quốc Ottoman bắt nguồn từ tên ai?Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Tên gọi của đế quốc Ottoman bắt nguồn từ tên …

A. Vùng đất

B. Vị vua

C. Dân tộc

D. Không đáp án nào đúng 

Đáp án đúng là: B. Vị vua


Giải thích của giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

Tên gọi của đế quốc Ottoman bắt nguồn từ tên một vị vua. Đế chế Ottoman (còn được gọi là Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ) phát triển từ một thành trì của Thổ Nhĩ Kỳ ở bán đảo Anatolia thành một quốc gia rộng lớn. Ở thời kỳ hưng thịnh nhất, lãnh thổ của Đế chế Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz


- Giới thiệu về đế quốc Ottoman 

Đế chế Ottoman là một trong những đế chế vĩ đại nhất, hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại. Tồn tại hơn 600 năm, từ cuối thế kỷ 13 (1299) đến thế kỷ 20 (1923), lãnh thổ của đế chế Ottoman trải rộng trên vùng diện tích 5,6 triệu km².

Hành trình 624 năm ra đời, phát triển hùng mạnh rồi dần lụi tàn của Đế chế Ottoman được lịch sử ghi lại như thế nào, National Geographic sẽ đưa độc giả tìm hiểu vấn đề.

Đế chế Ottoman (còn được gọi là Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ) phát triển từ một thành trì của Thổ Nhĩ Kỳ ở bán đảo Anatolia thành một quốc gia rộng lớn. Ở thời kỳ hưng thịnh nhất, lãnh thổ của Đế chế Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz. Phía Bắc giáp tận Vienna, Áo - Phía Đông giáp Vịnh Ba Tư - Phía Tây giáp Algeria - Phía Nam giáp Yemen.

Các tổ tiên của vương triều Ottoman là một phần của các bộ lạc người Tây Đột  Quyết (Gokturk) miền tây đã di cư từ Trung Á bắt đầu từ thế kỷ 10. Định cư tại Ba  Tư trong thời kỳ này, những người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu mở rộng về phía tây tới  Armenia và Tiểu Á vào đầu thế kỷ 11. Những đợt di chuyển này đã dẫn đến mâu  thuẫn giữa họ với Đế quốc Byzantine, từng là một quyền lực chính trị nổi trội tại  khu vực miền đông Địa Trung Hải kể từ thời kỳ La Mã, nhưng vào thế kỷ 11 bắt  đầu một thời kỳ suy thoái dài. Người Thổ Seljuk đã thiết lập địa vị chắc chắn tại . Tiểu Á sau chiến thắng lịch sử tại trận Manzikert năm 1071, để thành lập nhà  Seljuk ở Tiểu Á. Tiếp theo sự xâm lăng của người Mông Cổ tới Tiểu Á trong thế  kỷ XIII, triều đại này đã sụp đổ và lãnh thổ của nó đã bị phân chia thành nhiều  vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Tên gọi của đế quốc Ottoman bắt nguồn từ tên

- Sự hình thành tên gọi đế quốc Ottoman 

Tên gọi Ottoman có nguồn gốc từ Osman I (còn gọi là Osman Bey) (tiếng Ả Rập: Uthman) (1299-1326), con trai của Ertuğrul Gazi, người đã tuyên bố sự độc lập của nhà nước Ottoman năm 1299. Trong khi các vương quốc khác của người Thổ Nhĩ Kỳ còn phải bận tâm với các mâu thuẫn nội bộ, Osman đã có thể mở rộng biên giới của khu định cư Ottoman về phía rìa của Đế quốc Byzantine. Ông đã dời đô tới Bursa, và định hình sự phát triển chính trị ban đầu của dân tộc. Người ta gọi ông với tên hiệu "Kara" vì sự can đảm của ông, Osman đã được ca ngợi là một ông vua hùng mạnh và năng động một thời gian rất dài sau khi ông mất, như được thể hiện trong thành ngữ của người Thổ Nhĩ Kỳ "Ông/anh ta có thể tuyệt vời như Osman". Danh tiếng của ông cũng được đánh bóng trong câu chuyện thời Trung đại của người Thổ Nhĩ Kỳ, được biết dưới tên gọi "Giấc mơ của Osman", một sự thành lập huyền thoại trong đó chàng trai trẻ Osman là người có đầy năng lực để chinh phục một đế quốc nhìn thấy trước.

>>> Xem thêm: Đặc trưng của kiến trúc đế quốc Ottoman là gì?

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022