logo

Vị quân vương đã khởi đầu quá trình Tây phương hóa ở nước Nga thời Trung đại?

Phương Tây hoá, hiện đại hoá không phải là sự sao chép đơn thuần mà là sự vận dụng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình để học tập, tiếp thu và phát triển. Vị quân vương đã khởi đầu quá trình Tây phương hóa ở nước Nga thời Trung đại? Hãy để Toploigiai chia sẻ thông tin tới bạn.


Câu hỏi: Vị quân vương đã khởi đầu quá trình Tây phương hóa ở nước Nga thời Trung đại?

A. Ivan Đại đế

B. Ivan Đáng sợ

C. Peter Đại đế

D. Catherine Đại đế

Đáp án đúng là: C. Peter Đại đế


Giải thích của giáo viên Toploigiai lý do chọn đáp án C

Vị quân vương đã khởi đầu quá trình Tây phương hóa ở nước Nga thời Trung đại là Peter Đại đế. Cả đến bây giờ, Pyotr đại đế luôn được coi là vị vua danh tiếng nhất nước Nga. Tư tưởng cũng như hành động của ông luôn nhằm mục tiêu biến nước Nga lạc hậu, trì trệ thành một quốc gia hùng mạnh trên thế giới.


- Peter Đại đế - vị vua vĩ đại của Nga

Sa hoàng Peter Đại đế (1672-1725) là một nhân cách đặc biệt. Thuở thiếu thời, ông hiếm khi chịu ngồi yên, ông đi bộ rất nhanh và nói oang oang, ông lúc nào cũng trong trạng thái chuyển động. Lúc lớn lên, ông trở thành một người rất cao to, đặc biệt khỏe mạnh và có năng lực gieo nỗi sợ vào các chủ thể của ông. Peter Đại đế có tài trí và sự tháo vát hơn người nhưng ông cũng mang tính cách nóng nảy, dễ bùng nổ. Dù là một viên chỉ huy quân sự nổi bật và là một luật sư, ông đồng thời lại nghiện rượu và có thể tiêu diệt bất cứ ai bất tuân mình.

Có lẽ trong lịch sử thế giới hiếm có ông vua nào như Peter Đại đế. Ông là con người cởi mở, cầu thị, không nặng nề về nghi lễ. Ông sớm nhìn ra những hạn chế, yếu kém của nước Nga thời bấy giờ, nên quyết tâm cải cách. Nhưng bắt đầu từ đâu? Không dễ dàng, người Nga vốn bảo thủ, tự cho mình là văn minh nhất thế giới nên họ tự mãn với cái tầm nhìn hạn hẹp của họ. Nếu không có Peter quyết tâm cải cách thì có lẽ nước Nga cũng giống nhà Thanh bên Trung hoa sau này, cúi đầu để cho các liệt cường xâm chiếm. Cũng chỉ vì cái tâm lý tự mãn cá nhân cái gì cũng cho mình là nhất.

Vị quân vương đã khởi đầu quá trình Tây phương hóa ở nước Nga thời Trung đại?

Peter Đại đế có tầm nhìn vượt hẳn những người Nga thời bấy giờ, và ông có tư duy vượt trội cả những bậc tiền bối. Ông là Sa hoàng đầu tiên đi ra nước ngoài. Trong khi các Hoàng đế tây Âu đi lại thăm thú và bắt tay với nhau từ rất lâu rồi thì các Sa hoàng trước đó chưa từng bao giờ thoát khỏi đất nước mênh mông của mình. Cái này giống Trung Quốc, các Hoàng đế trung hoa cũng chẳng bao giờ đi đâu. Thậm chí đi trong nước cũng là đi ăn chơi, hưởng thụ, sa đọa kéo theo rất nhiều người phục dịch và tốn kém. Như Tùy Dạng Đế và thậm chí cả Càn Long là ví dụ điển hình. Nhưng Peter đi nước ngoài để học hỏi cái hay, cái văn minh của châu Âu, thừa nhận sự yếu kém lạc hậu của nước Nga cho thấy sự cầu thị và tầm nhìn của ông khác xa với đa số người Nga thời đó.


- Peter Đại đế đã Tây phương hóa  như thế nào

Trái với suy nghĩ chung của nhiều người, Pi-e không “cấm” để râu. Hầu hết người Nga là nông dân và nông nô, họ sống ở nông thôn và họ vẫn để râu bình thường. Nhưng ở các đô thị, Pi-e bắt nam giới (ngoại trừ giới tăng lữ) phải trả thêm phí đáng kể nếu họ muốn nuôi râu. Pi-e cũng cấm hoàn toàn trang phục truyền thống của Nga đối với tất cả các công dân.

Pi-e hiểu rằng để giúp người châu Âu và người Nga kết nối thì trước tiên người Nga trông phải “châu Âu” hơn, và do vậy các thương lái và sinh viên Nga khi ở các thành phố châu Âu không được lộ riêng ra chỉ vì quần áo trên người họ. Do vậy Pi-e ra lệnh cho tất cả các công dân nước mình phải mặc Âu phục.

Pi-e cũng đưa vô vàn người ngoại quốc vào Nga để lao động, nào là đóng tàu, phục vụ trong quân ngũ, dạy khoa học, cho đến tổ chức doanh nghiệp, nhà máy, và nông trường.

Nhưng Pi-e không chỉ làm bạn với người châu Âu – ông còn đối đầu với nhà nước châu Âu hùng mạnh nhất thời bấy giờ, đó là Thụy Điển, trong Đại chiến Bắc Âu.

Ở Pyotr đại đế mong muốn một nước Nga cường thịnh luôn cháy bỏng trong ông. Ham muốn thôi chưa đủ ông còn biết “gạn đục khơi trong”, tìm trong di sản của thế gian thứ mà mình cần, để áp dụng, để cải cách làm sao thiết thực hiệu quả với đất nước.

Phương Tây hoá, hiện đại hoá không phải là sự sao chép đơn thuần mà là sự vận dụng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình để học tập, tiếp thu và phát triển.

Với nhãn quan nhìn xa trông rộng, biết nắm đúng thời cơ xây dựng mục tiêu phù hợp và có phương pháp thực hiện đúng, kiên quyết nên thời kỳ ông trị vì từ một đất nước nghèo nàn và lạc hậu nước Nga đã trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Điểm nổi bật của ông là nắm bắt được “hồn cốt” của thời cuộc, với một tầm nhìn chiến lược và khả năng tổ chức siêu việt ông đã ghi vào lịch sử nước Nga và thế giới một trang chói lọi.

>>> Xem thêm: Sử dụng cây thông giáng sinh ở nước Nga từ thời Peter Đại đế là ảnh hưởng của quốc gia nào?

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 01/10/2022