logo

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò Sông đà

Người lái đò sông Đà là một tác phẩm hay của nhà văn Nguyễn Tuân. Đây là bài tùy bút viết về tình yêu đất nước tha thiết, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, vừa trữ tình, thơ mộng và đặc biệt là ca ngợi những người dân lao động bình dị ở Tây Bắc. Cùng Toploigiai tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Người lái đò Sông Đà để thấy đực nguồn cảm hứng để tác giả viết nên tùy bút nổi tiếng này nhé!


Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà - Mẫu số 1

Tùy bút Người lái đò sông Đà: In trong tập "Sông Đà" (năm 1960)

 - Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nếu như trước Cách mạng, ông đi tìm kiếm những giá trị "vang bóng một thời", những giá trị tốt đẹp của một thời xưa cũ đã qua bằng một cái Tôi "ngông nghênh"; vậy thì sau Cách mạng, cái Tôi Nguyễn Tuân đã mở lòng hơn, hòa nhập cùng với nhân dân đại chúng.

- Hoàn cảnh lịch sử: Giai đoạn 1958 - 1960, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, miền Nam anh hùng chiến đấu chống Mĩ ngụy, miền Bắc đi lên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước tiến hành chủ trương vận động nhân dân miền xuôi lên vùng Tây Bắc để xây dựng vùng kinh tế mới.

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò Sông đà - Hình 1

- Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò Sông đà: Tùy bút Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Theo chủ trương đường lối vận động của Nhà nước, giới văn nghệ sĩ cũng hồ hởi ngược lên Tây Bắc để khám phá cuộc sống mới cũng như tìm kiếm cho mình mạch nguồn cảm hứng sáng tác. Vốn là người phóng túng, ưa sự dịch chuyển, Nguyễn Tuân đã lên đường đến nhiều vùng đất, cùng chung sống ăn ở với bộ đội và bà con dân tộc để khám phá cảnh sắc thiên nhiên cũng như tìm kiếm "thứ vàng mười" trong cảnh và người nơi đây. 

- Nội dung chính: Những khám phá hết sức độc đáo và tinh tế của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp, hình thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc, cụ thể là dòng Đà giang. Bên cạnh đó, ông cũng phát hiện và ca ngợi sự cần cù, chăm chỉ lao động, sự tài hoa, chất nghệ sĩ, "thứ vàng mười" ẩn chứa bên trong những con người lao động nơi đây.


Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà - Mẫu số 2

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo. Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”

Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà. Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.


Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà - Mẫu số 3

Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà” (năm 1960). Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nếu như trước Cách mạng, ông đi tìm kiếm những giá trị “vang bóng một thời”, những giá trị tốt đẹp của một thời xưa cũ đã qua bằng một cái Tôi “ngông nghênh”; vậy thì sau Cách mạng, cái Tôi Nguyễn Tuân đã mở lòng hơn, hòa nhập cùng với nhân dân đại chúng.

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò Sông đà - Hình 2

Giai đoạn 1958 – 1960, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, miền Nam anh hùng chiến đấu chống Mĩ ngụy, miền Bắc đi lên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước tiến hành chủ trương vận động nhân dân miền xuôi lên vùng Tây Bắc để xây dựng vùng kinh tế mới.

Theo chủ trương đường lối vận động của Nhà nước, giới văn nghệ sĩ cũng hồ hởi ngược lên Tây Bắc để khám phá cuộc sống mới cũng như tìm kiếm cho mình mạch nguồn cảm hứng sáng tác. Vốn là người phóng túng, ưa sự dịch chuyển, Nguyễn Tuân đã lên đường đến nhiều vùng đất, cùng chung sống ăn ở với bộ đội và bà con dân tộc để khám phá cảnh sắc thiên nhiên cũng như tìm kiếm “thứ vàng mười” trong cảnh và người nơi đây. Tùy bút Người lái đò sông Đà chính là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của người nghệ sĩ tài hoa này.


Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà - Mẫu số 4

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

- Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm Người lái đò Sông Đà và là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

---------------------

Trên đây Toploigiai đã tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà. Đây là tác phẩm tùy bút nổi tiếng của Nguyễn Tuân ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ và con người Tây Bắc. Hy vọng những nội dung trên là tài liệu hữu ích cho bạn học tập tốt môn Ngữ Văn.

icon-date
Xuất bản : 18/08/2021 - Cập nhật : 14/08/2023