logo

HNO3 là chất điện li mạnh hay yếu? Tính chất vật lý, hóa học của HNO3

icon_facebook

Tổng hợp tính chất vật lý, hóa học của HNO3 và trả lời câu hỏi HNO3 là chất điện li mạnh hay yếu giúp các bạn vận dụng tính chất này vào giải các bài tập về sự điện li.


1. HNO3 là chất điện li mạnh hay yếu?

- HNO3 là một axit mạnh do đó HNO3 là chất điện li mạnh. Khi tan trong nước, phân tử HNO3 phân li hoàn toàn ra ion.

- Phương trình điện li của HNO3 là:

HNO3 → H+ + NO3


2. Tính chất vật lý của HNO3

- Axit nitric HNO3 là một axit vô cơ mạnh được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 gốc nitrat NO3-, tạo ra từ sự hòa tan của khí nito dioxit (NO2) trong nước dưới sự có mặt của khí oxi

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO

(Nito dioxit NO2 , là một khí độc màu nâu đỏ này có mùi gắt đặc trưng, nặng hơn không khí và gây ô nhiễm)

- HNO3 là chất lỏng không màu, dễ bắt lửa, có tính ăn mòn cao . Dung dịch axit HNO3  không màu,tuy nhiên thường có màu vàng hơi đỏ do khí NO2 hòa tàn. 

- Axit nitric tinh khiết 100% có tỷ trọng 1.51 g/cm³, 

- Nhiệt độ nóng chảy -42 °C 

- Nhiệt độ sôi 83 °C 

- Dưới tác dụng của ánh sáng, axit nitric bị phân hủy tạo thành nito dioxit NO2 (nhiệt độ thường).

4HNO→  4NO2 + 2H2O + O2


3. Tính chất hóa học của HNO3

- HNO3 là một axit khan, là một monoaxit mạnh, có tính oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ, có hằng số cân bằng axit (pKa) = −2.

- HNO3 là một monoproton chỉ có một sự phân ly nên trong dung dịch, nó bị điện ly hoàn toàn thành các ion nitrat NO3 và một proton hydrat, hay còn gọi là ion hiđroni.

H3O+ HNO3 + H2O → H3O+ + NO3-

a. HNO­3­ là một axit mạnh

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O:

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

- Tác dụng với bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O:

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

- Tác dụng với muối (trong muối kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối mới + axit mới:

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO­3­)2 + CO2 + H2O

b. HNO3 là chất oxi hóa mạnh

- Tác dụng với kim loại:

+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối nitrat + H2­O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).

M + HNO3 → M(NO3)n + H2O + NO2 (NO, N2O, N2, NH4NO3)

+ Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit. Thông thường thì dung dịch đặc → NO2, dung dịch loãng → NO; dung dịch axit càng loãng, kim loại càng mạnh thì N bị khử xuống mức càng sâu.

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

8Na + 10HNO3 → 8NaNO3 + NH4NO3 + 3H2O

Chú ý: Nếu cho Fe hoặc hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn dư kim loại → trong dung dịch Fe thu được chỉ ở dạng muối Fe2+. HNO3 đặc nguội thụ động với Al, Fe, Cr.

- Tác dụng với phi kim → NO2 + H2O + oxit của phi kim.

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

- Tác dụng với các chất khử khác (oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất...).

4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

icon-date
Xuất bản : 31/03/2022 - Cập nhật : 20/06/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads