logo

HCO3 hóa trị mấy?

Câu hỏi: HCO3 hóa trị mấy?

Trả lời:

Các nguyên tố Na và K có hoá trị 1, ghép với nhóm HCO3 đều có tỉ lệ gốc : số nhóm = 1.

Các nguyên tố Ca và Ba có hoá trị 1, ghép với nhóm HCO3 đều có tỉ lệ gốc : số nhóm = 1/2.

=> Nhóm HCO3 có hoá trị là 1.

Cùng Top lời giải tìm hiểu phân tử của HCO3- nhé.

[CHUẨN NHẤT] HCO3 hóa trị mấy?

I. Ca(HCO3)2 muối của HCO­3

Ca(HCO3)2 là công thức hóa học của hợp chất có tên gọi là Canxi bicacbonat, hay canxi hidro cacbonat. Đây là một muối của axít, bởi chất này không tồn tại ở thể rắn, mà tồn tại trong một số dung dịch chứa các ion canxi (Ca2+), bicacbonat (HCO3-) và cacbonat (CO32–), cùng với cacbon dioxit dạng hòa tan (CO2).


II. Tính chất hóa học

- Tác dụng với axit mạnh

Ca(HCO3)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O + 2CO2

- Tác dụng với dung dịch bazơ

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O

Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

- Bị phân hủy bởi nhiệt độ:

Ca(HCO3)2 to CaCO+ H2O + CO2


III. Phương pháp điều chế

- Để điều chế hợp chất này, sẽ sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2

- Phường trình điều chế canxi hydro cacbonat bằng cách sục khí CO2 vào canxi hrydoxide

Phương trình hóa học như sau:

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2


IV. Bài tập ví dụ

Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn 81 gam Ca(HCO3)2 thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 5,6.

B. 33,6.

C. 11,2.

D. 22,4.

Đáp án D

nCa(HCO3)2 = 81: 162 = 0,5 mol

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

0,5 →              0,5 → 0,5 mol

CaCO3 → CaO + CO2

0,5 → 0,5 mol

=> nCO2 = 0,5 + 0,5 = 1 mol

=> VCO2 = 1.22,4 = 22,4 lít

Câu 2. Hỗn hợp rắn A gồm Ca(HCO3)2; CaCO3; NaHCO3; Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được chất rắn B gồm:

A. CaCO3 và Na2O.

B. CaO và Na2O.

C. CaCO3 và Na2CO3.

D. CaO và Na2CO3.

Đáp án D

Câu 3. Hỗn hợp rắn Ca(HCO3)2 , NaOH, Ca(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2: 1:1. Khuấy kỹ hỗn hợp vào H2O dư. Dung dịch thu được có chứa:

A. CaCO3, NaHCO3

B. Na2CO3

C. NaHCO3

D. Ca(OH)2

Đáp án đúng: C

Giải chi tiết:

Theo bài ra, ban đầu có 4 mol HCO3-, 3 mol OH-

=> 3 mol HCO3- sẽ tác dụng với 3 mol OH- trước tạo 3 mol CaCO3 => hết Ca2+

Còn lại 1 mol Na+ tác dụng nốt với 1 mol HCO3-

=> CaCO3, NaHCO3

=> Đáp án C

Câu 4.Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2.

(b) Nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao.

(c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.

(d) Cho từ từ dung dịch chứa 1,1a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.

(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl rồi đun nóng.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

 A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(a) Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O

(b) Không phản ứng

(c) Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4 —> Cu(OH)+ BaSO4

(d) nH+ > nCO32- nên có khí CO2

(e) NaOH + NH4Cl —> NaCl + NH3 + H2O

icon-date
Xuất bản : 09/12/2021 - Cập nhật : 09/12/2021