logo

CO3 hóa trị mấy?

Câu hỏi: CO32- hóa trị mấy?

Trả lời:

Từ công thức hóa học của axit cacbonic là H2CO3 chúng ta có thể quy đổi được như sau: H2 – CO3 trong đó ta đã biết được Hidro có hóa trị I. Gọi hóa trị của CO3 là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có:

1x2 = ax1 => a = 2.

Vậy CO3 có hóa trị II

Cùng Top lời giải tìm hiểu các loại hợp chất với axit cacbonic và muối cacbonat nhé.

[CHUẨN NHẤT] CO3 hóa trị mấy?

I. Axit cacbonic (H2CO3)

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

- Trong nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000m3 nước hòa tan được 90 m3 khí CO2.

- Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử CO2

2.  Tính chất hóa học

- H2COlà một axit yếu, dung dịch H2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối.

- H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O.


II. Muối cacbonat

1. Phân loại

Có 2 loại muối: muối cacbonat trung hòa gọi là muối cacbonat và muối cacbonat axit gọi là muối hidrocacbonat.

[CHUẨN NHẤT] CO3 hóa trị mấy? (ảnh 2)

2. Tính chất của muối Cacbonat

Tính tan của muối Cacbonat

- Đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ các muối của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3,...

- Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước như: Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2,...

3. Tính chất hóa học

- Muối cacbonat + dd axit mạnh hơn (HCl, HNO3, H2SO4,...) → muối mới + CO2.

Phương trình hóa học: 

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

- Một số dung dịch muối cacbonat + dung dịch bazơ → muối mới + bazơ mới.

Phương trình hóa học:

 K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaC03

-  Dung dịch muối cacbonat + một số dung dịch muối → 2 muối mới

Phương trình hóa học:  

Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

-  Nhiều muối cacbonat (trừ Na2CO3, K2CO3,... )dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2

Phương trình hóa học: 

CaCO3to CaO + CO2

4. Ứng dụng của muối cacbonat

- Muối Cacxi cacbonat CaCOđược dùng để sản xuất vôi, ximăng. Muối Natri cacbonat Na2CO3 dùng để nấu xà phòng, thuỷ tinh. Muối Natri hidrocacbonat NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hoá chất trong bình cứu hoả,...


III. Nhận biết ion cacbonat

Cho tác dụng với axit → có hiện tượng sủi bọt khí CO2 

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O


IV. Bài tập 

Bài 1:

Viết PTHH cho chuỗi phản ứng sau:

C → CO2 → Na2CO3 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → CaCl2

Lời giải:

C + O2 → CO2

CO2 + NaOH → Na2CO3

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH

CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Bài 2:

Nêu hiện tượng và giải thích cho các thí nghiệm sau:

a) Sục khí SOvào dung dịch Ca(HCO3)2

b) Sục khí CO2 vào nước có nhuộm quỳ tím sau đó đun nhẹ

Lời giải:

a) Tạo kết tủa màu trắng và có bọt khí bay lên:

SO2 + H2O + Ca(HCO3)2 → CaSO3 + 2H2O + CO2

b) Quỳ tím đổi màu hồng sau đó trở lại màu tím như ban đầu:

CO2 + H2O → H2CO3

H2CO3  → CO2 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Bài 3: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.

Lời giải:

Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3

H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.

Bài 4: Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.

– Tác dụng với dung dịch axit:

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.

– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.

– Dễ bị phân hủy:

MgCO3  → MgO + CO2. (bổ sung nhiệt độ)

icon-date
Xuất bản : 09/12/2021 - Cập nhật : 09/12/2021