logo

Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể

Tác phẩm Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam, là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình định Vương Lê Lợi. Để phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể các bạn hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.


Phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể - Mẫu số 1

Các yếu tố biểu cả được sử dụng trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi gồm:

- Núi Lam Sơn dấy nghĩa/ Chốn hoang dã nương mình./ Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống./

- Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối/ Phần vì giận quân thù ngang dọc, phần vì lo vận nước khó khăn.

- Ta gắng chí khắc phục gian nan.

- Đau lòng nhức nhối/ Quên ăn vì giận/ Trằn trọc trong cơn mộng mị/ Băn khoăn một nỗi đồ hồi

- Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông.

Những yếu tố trên là những yếu tố biểu cảm thể hiện rõ được ý chí và khắc họa được hình ảnh của vị lãnh đạo tài ba Lê Lợi. Hình ảnh của ông qua ngòi bút Nguyễn Trãi cho người đọc thấy được sự tài hoa, ẩn nhẫn và kiên trì của mình. Cũng chính nhờ những yếu tố đó, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi, giải phóng đất nước khỏi tay quân thù. Mà nhờ những yếu tố biểu cảm, người đọc cũng hiểu được động lực thúc đẩy những người anh hùng ấy, đó là sự căm hận quân thù, cũng vì lo cho dân, cho nước. Những khó khăn ấy chẳng xá gì so với nỗi căm hận trong lòng, khiến cho người lãnh đạo trằn trọc ngày đêm. Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi đã được miêu tả thông qua những yếu tố biểu cảm trong bài, khiến cho người đọc thấu hiểu được những khó khăn và dằn vặt, hình ảnh người anh hùng lại càng thêm gần gũi với nhân dân. 

Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể

Phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể - Mẫu số 2

Yếu tố biểu cảm có vai trò quan trọng trong việc thể hiện suy nghĩ, tính cách của nhân vật. Yếu tố này đã phát huy vai trò của mình trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Nhờ việc lồng ghép khéo léo những yếu tố biểu cảm, Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm có tính thuyết phục cao. Bởi so với dùng những lời lẽ đanh thép, yếu tố tình cảm sẽ tác động đến trái tim người đọc, ảnh hưởng đến cảm xúc và tạo sự đồng cảm hơn. Ngay trong mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi giúp khẳng định luôn được chủ quyền, cũng tạo ra niềm tự hào cho người đọc bởi yếu tố biểu cảm được sử dụng. Trong tác phẩm, Nguyễn Trãi dùng những yếu tố biểu cảm để khẳng định chủ quyền, thể hiện chí khí của nhân dân, giúp thể hiện hoài bão và khát vọng của cả ông và người lãnh đạo khi ấy - Lê Lợi. Nhờ yếu tố biểu cảm, những mất mát và đau thương của dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc được lột tả chân thực, khiến cho người đọc thấu hiểu được nỗi căm hận. Nếu không có yếu tố biểu cảm, tác phẩm chỉ như một bài thơ bình thường không gợi lên sự đồng cảm đến từ vị trí của người đọc. Mà đây là một thất bại đối với những nhà thơ như Nguyễn Trãi. 


Phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể - Mẫu số 3

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Thông qua yếu tố biểu cảm, tác giả vạch tội kẻ thù, kể ra những tội ác của giặc và cả nỗi đau của nhân dân ta. Nhờ có yếu tố biểu cảm đó, Nguyễn Trãi thể hiện sự đồng cảm và lòng thương xót trước những mất mát mà người dân đã chịu đựng. Bởi ông cũng là một người sống trong thời đại đó, có thể thấu hiểu hơn. Còn với những người đọc sau này, nếu không có yếu tố biểu cảm, người đọc khôn không thể hiểu và không thể đồng đồng cảm trước những câu thơ đó được.

Từ đoạn Ta đây, Nguyễn Trãi thể hiện niềm tự hào đối với hành động khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Không phải là một con đường dễ đi, những người anh hùng đó cũng phải trải qua những khó khăn và thử thách để đi đến thắng lợi. Vậy nên, đến khi đã đạt được thắng lợi, Nguyễn Trãi cũng phải thốt lên:

Chẳng những mưu kế kì diệu

Cũng là chưa thấy xưa nay

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;

Đây là ý kiến của Nguyễn Trãi, cũng là những tâm tình cá nhân. Nhưng thông qua đây, ta lại thấy được niềm vui sướng của ngàn vạn người dân đất Việt. Chính nhờ yếu tố biểu cảm đã đồng điệu những cảm xúc ấy trở nên đơn giản và dễ truyền đạt hơn. 

--------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trinh học tập và đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, chúc các bạn học tập tốt!

icon-date
Xuất bản : 08/11/2022 - Cập nhật : 01/07/2023