logo

Cảm nhận của em về tội ác giặc Minh trong Bình ngô đại cáo

Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” được Nguyễn Trãi theo lệnh Lê Lợi viết vào năm 1428, tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, sự kiêu hùng dũng mãnh của nhân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh, đồng thời cũng phản ánh sự tàn bạo của quân thù khi giày xéo lên mảnh đất quê hương. Dưới đây là một số bài viết cảm nhận về về tội ác giặc Minh trong “Bình Ngô Đại Cáo” do Toploigiai biên soạn và tổng hợp, mời các bạn tham khảo nhé!


Mục lục nội dung

Mẫu số 1

Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi như một áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam. Bài cáo nói lên niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, qua đó lên án những tội ác tày của của giặc Minh khi xâm lược nước ta được thể hiện qua đoạn thứ 2 của tác phẩm. 

Nguyễn Trãi đưa chúng ta xuất phát từ bối cảnh hỗn loạn của nước ta dưới thời nhà Hồ, và sự quấy phá của các quý tộc nhà Trần khiến lòng dân trao đảo. Nhân cơ hội đó,năm 1407 giặc Minh kéo quân sang đô hộ nước ta. Có thể thấy, Nguyễn trãi đã sử dụng những lời lẽ của mình để vạch trần âm mưu xâm lược của giặc. Không chỉ vạch trần âm mưu xảo trá của giặc Minh, Nguyễn Trãi còn tố cáo những tội ác tày trời của giặc Minh đối với nhân dân ta trong hơn hai mươi năm đô hộ:…

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm."

Câu thơ khắc hoạ rõ nét những hình phạt đày đọa của quân Minh lên nhân dân ta. Hỡi ôi, lũ lụt quân xâm lược tàn ác đó, chúng bắt và thiêu sống người dân trên ngọn lửa, thối nát thay, chúng còn hành hạ cả những sinh linh nhỏ bé, vùi chúng xuống dưới hầm tai vạ. Ấy thế mà nhân dân ta đã phải chịu cảnh đày đoạ, dối trá và “gây thù kết oán” nội bộ của chúng suốt “mấy mươi năm”. Tưởng trừng cái ác đó đã không thể dung thứ, nhưng nó vẫn tồn tại và tiếp tục hiện diện trong bộ máy chính quyền cai trị của giặc Minh. Chúng là những con quỷ đội lốt người, chúng sử dụng những hình phạt man dợ lên nhân dân ta, chúng bóc lột, vơ vét cạn kiệt cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân vô tội:

"Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bắt hươu đen, nơi nơi cạm đặt,"

Sử dụng biện pháp liệt kê, Nguyễn Trãi nêu ra hàng loạt tội ác của giặc Minh khiến cho nhân dân ta sống không bằng chết. Chúng ra sức vơ vét của cải bằng những thứ thuế gắt gao, chúng bắt ép người biển mò ngọc mặc kệ mối nguy hiểm luôn rình rập dưới biển sâu. Chúng sai người đi lên núi tìm vàng rồi chết đi vì “rừng sâu, nước độc”. Không những thế chúng còn cơ vét sản vật quý báu của thiên nhiên ta, quẫy nhiễu nhân dân, khiến nhân dân ta sức cùng, lực kiệt. Có thể thấy những tội ác của giặc Minh như một vết hằn căm hận trong từng trái tim mỗi con người trong dân tộc Việt Nam thời đó. Sự hung tàn đó đã để lại hậu quả bi thương cho dân tộc ta, nhà nhà li tán, đau thương đến tột cùng.

"Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi."

Để nỗi sự đau thương đó hoá thành nỗi căm hờn tột độ, tác giã sử dụng những từ ngữ “thằng, đứa” thể hiện sự khinh bỉ những con thú dữ thi nhau hút máu nhân dân ta. Nỗi uất hận của tác giả hay chính là của dân tộc đã kết tụ thành một khối căm thù của toàn dân tộc: 

"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi."

Nguyễn Trãi đã sử dụng bút pháp nghệ thuật phóng đại để ví tội tác của giặc Minh to lớn, dơ bẩn đến nỗi núi Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Tác giả dành tặc lời thơ đanh thép kết án tội ác của kẻ thù:

"Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?"

Thật vậy, tội ác của giặc Minh đã trở thành một dòng chảy căm hờn mãnh liệt ngấm vào từng cơ thể của con em dân tộc Việt Nam. Tội ác của chúng đã khiến cho trời đất không thể tha thứ, khiến cho lòng dân không thể nguôi ngoai nỗi căm thù. Với giọng điệu linh hoạt và lối hành văn sâu sắc, Trong đoạn 2, Nguyễn Trãi đã miêu tả thực tế nghiệt ngã, khốn khổ của nhân tân trước sự ngang tàn của giặc Minh đô hộ, qua đó lên án sự thối nát của chính quyền, hám vinh hoa mà khiến nhân dân khốn khổ, đất nước lâm nguy.

Cảm nhận của em về tội ác giặc Minh trong Bình ngô đại cáo

Mẫu số 2

Trong thời kì xây dựng đất nước, nhân dân ta đã hững chịu không ít gian khổ, đày đọa của kẻ gian xâm lược. Rất nhiều tác phẩm nổi tiếng đã lên án những tội ác của giặc xâm lược chèn ép lên nhân dân ta, tiêu biểu đoạn thứ 2 của tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” được Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428 nhằm vạch trần sự tán ác của giặc Minh xâm lược và nói lên sức mạnh dân tộc, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ gian hung ác. Ở đoạn đâu, Nguyễn Trãi khẳng định niềm tự tôn dân tộc trước lịch sử chiến đâó hào hùng của dân tộc khẳng định qua nhiều nền văn hóa, các vùng lãnh thổ và các triều đại oai hùng. Để có được niềm tự tôn đó, nhân dân ta đánh đổi biết bao sương mãu, ngậm đắng nuốt cay bao nỗi căm hờn, thể hiện ở đầu đoạn thứ 2 của tác phẩm:

"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”

Ta thấy rõ bối cảnh suy tàn, loạn lạc trong xã hội bấy giời dưới thời nhà Hồ, với sự lỏng lẻo của bộ máy cai trị và sự tha hóa của các đắng cầm quyền đã làm cho lòng dân oán hận, tạo điều kiện cho quân cuồng Minh xâm lược, tạo điều kiện cho bọn quan gian tà hám hư vinh mà bán nước. Chính động cơ đó làm cho nước Đại Việt lâm nguy. Nắm được thời cơ đô hộ, giặc Minh thống trị nước ta với những chính sách và hành động tàn bạo, vô nhân tính, hành hạ cả già lẫn trẻ, gây thù kết án khiến nội bộ đất nước ngày càng sục sôi.

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi."

Chúng bắt nhân dân ta làm những công việc đánh đổi cả sinh mạng, khiến nhà cửa tan nát, gia đình li tán. Nguyễn Trãi đã sử dụng khéo léo biện pháp nghệ thuật nhân hóa để vạch trần tội án thâm độc của kẻ thù. Để rrooif tội ác khủng khiếp đó cứ thế xếp chồng lên nhau khiến núi Nam Sơn không ghi hết nổi, khiến nước Đông Hải không thể rửa trôi. Tội ác đó khiến cho triệu triệu trái tim dân tộc bừng lên ngọn lửa vĩnh hằng của sự căm thù, khiến cho trời đất không thể tha thứ.

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha”

Qua đoạn 2 của tác phẩm “Bình ngô đại cao” cho ta thấy được sự rùng rợn đến ghê người trước những gì mà nhân dân ta đã phải gánh chịu dưới ách đô hộ của giặc Minh. Với lời văn đanh thép, hùng hồn, Nguyễn Trãi một lần nữa tố giác tội án không thể dung tha của quân giặc, song song với điều đó khẳng định tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường và lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc.

------------------------------

Trên đây là một số bài văn mẫu nêu cảm nhận về về tội ác giặc Minh trong “Bình Ngô Đại Cáo” do Toploigiai biên soạn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và đạt thành tích tốt trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn học thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023