- Mục tiêu của môn Sinh học là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho học sinh thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động, các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Luôn luôn thú vị khi tìm hiểu các thành phần thiết yếu của sự tồn tại của bạn và của những sinh vật khác xung quanh bạn. Một phần của sự phấn khích là do sự rộng lớn của sinh học vì có rất nhiều điều để biết về cuộc sống.
Một lần nữa, phần lớn những gì bạn học được là thực tế - từ việc đến thăm phòng thí nghiệm hoặc dòng sông địa phương để lấy mẫu, đến tham gia vào việc trồng và quản lý một số sinh vật, mọi thứ đều được thực hành.
Bạn cũng tham gia vào các cuộc phiêu lưu trong rừng hoặc các môi trường sống tự nhiên khác để tìm hiểu về những sinh vật sống mới.
Liên tục có những khám phá mới được thực hiện trong lĩnh vực sinh học, đến mức không một ai có thể biết tất cả, thậm chí là một phần mười của sinh học. Sẽ thực sự thú vị khi luôn phải đối mặt với những điều mới mẻ trong một môn học mà bạn đam mê.
Một ví dụ cụ thể cho vai trò sinh học trong xử lý nước thải: Do có khả năng phân huỷ hiệu quả nước thải có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao và các chất khó phân huỷ, độc hại mà không gây ô nhiễm thứ cấp cho môi trường, do vậy công nghệ sinh học (xử lý kị khí, hiếu khí, thiếu khí, sử dụng thực vật thủy sinh) thường được kết hợp với các phương pháp hóa, lý để xử lý nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất (nước thải ngành chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm, rượu bia, dệt nhuộm…).
Công nghệ sinh học trong xử lý chất thải rắn: Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại bằng công nghệ sinh học thường được áp dụng bằng phương pháp hiếu khí, kị khí hoặc kết hợp cả hai, thông qua biện pháp ủ để xử lý giảm thiểu chất thải rắn và chôn lấp để phân hủy chất thải.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, sau gần 10 năm triển khai thực hiện, việc ứng dụng công nghệ sinh học bước đầu đạt được kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, lĩnh vực y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng, lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và nhiều lĩnh vực khác…
Cụ thể, về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại của công nghệ gen, tế bào, vi sinh được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất. Cụ thể, công nghệ sinh học được ứng dụng trong việc chọn giống, nhân nhanh giống vật nuôi có năng suất cao, sản xuất thức ăn chăn nuôi... đặc biệt phải kể đến việc ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng nấm. Tổng sản lượng các loại nấm và nấm dược liệt đạt trên 250.000 tấn/năm, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD/năm.