Cơ thể là cấp tổ chức có cấu tạo từ một hay nhiều tế bào, liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Cơ thể đơn bào: gồm một tế bào thực hiện nhiều chức năng.
- Cơ thể đa bào: gồm nhiều tế bào có sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng.
+ Mô: là tập hợp nhiều tế bào cùng loại thực hiện một chức năng nhất định (mô biểu bì, mô tuyến)
+ Cơ quan: được tạo bởi nhiều mô khác nhau thực hiện chức năng nhất định (tim được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết).
+ Hệ cơ quan: do nhiều cơ quan hợp thành cùng thực hiện một chức năng (hệ tiêu hóa gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, …).
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
+ Ví dụ về không phải quần thể sinh vật: tập hợp các cá thể rắn hổ mang, chim cú, lợn sống trong rừng, hồ cá gồm cá mè, cá rô phi, cá trắm, 1 con rắn sống trên 1 đảo, 2 con chim sống với nhau nhưng không có khả năng sinh sản,… nói chung sinh vật sống không theo đàn.
+ Ví dụ về quần xã sinh vật: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng cây ngập mặn, quần xã ao hồ, quần xã rừng khộp, quần xã đồng cỏ…
Quần xã sinh học (tiếng Anh: Community) là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường sinh sống. Khi xét chung quần xã sinh vật và sinh cảnh bao bọc quanh nó, ta được khái niệm hệ sinh thái (ecosystem). Các quần thể sinh vật trong quần xã có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường để tồn tại (hay nói cách khác, sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường) và phát triển ổn định qua thời gian, do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Thí dụ, Vườn quốc gia Cúc Phương ở Việt Nam là một quần xã rừng nhiệt đới, có nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống ở nơi đây như chò xanh, chò chỉ, đăng, khướu mỏ dài trong một thời gian dài.
Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống .
+ Ví dụ 1: Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
+ Ví dụ 2:
Cơ thể gồm hàng tỷ tế bào, và muốn vận hành được trơn tru, Tế bào cần có năng lượng. Năng lượng đến từ chất đường, chất đạm, chất béo- trong đó chất đường ( gluxit) chiếm tỉ lệ 80%. Hôm nay chúng ta chỉ nói về Cơ chế chuyển hoá đường
– Cơ Chế này gồm sự tham gia của các cơ quan chủ chốt của cơ thể như Não, Gan, Tụy, mạch máu, Tế bào,…
– Não: là trung tâm chỉ huy và cảm nhận mức đường huyết. Não người được lập trình ở mức đh bình thường và an toàn như sau: ĐH lúc đói 60-140mg/dl , ĐH sau ăn 2h là 200-250mg/dl.
– Khi nhịn đói, đh có xu hướng giảm thấp. Khi đh xuống gần mốc 60mg/dl, tế bào não sẽ ghi nhận tín hiệu này và sẽ lập tức phát xung điện xuống tuyến tụy nói rằng: đường huyết đang thấp đó Tụy ơi. Tuyến tụy nhận được tín hiệu này từ não lập tức phát ra lệnh khiến tế bào alpha tiết ra Glucagon vào máu. Glucagon sẽ đến gan và khiến gan mở kho đường dự trữ là Glycogen, gan sẽ chuyển hóa Glycogen thành glucose đi vào máu để nuôi tế bào. Đó là lý do tại sao người bình thường nhịn đói không bị chết hay ngất xỉu
– Khi ăn no, Đh trong máu tăng cao. Tế bào não sẽ bắt được tín hiệu này . Nó lập tức phát tín hiệu chỉ thị xuống tuyến tụy nói rằng: Đường huyết trong máu đang cao đó, Tụy xử lý đi.
– Tuyến tụy nhận được tín hiệu này từ não nó sẽ lập tức khiến tế bào beta tiết ra Insulin đi vào máu. Insulin vào máu có 02 vai trò: một là vận chuyển đường Glucose , hai là mở cửa tế bào để Glucose đi vào trong tế bào, giúp tế bào có nguyên liệu để tạo năng lượng, và kết quả là mức đường huyết được duy trì ở mức an toàn là dưới 250mg/dl.
– Khi bộ máy này hoạt động trơn tru thì con người rất khỏe và không bị bệnh.