Trao đổi chất (còn gọi là chuyển hóa, biến dưỡng) là tập hợp các biến đổi hóa học giúp duy trì sự sống trong các tế bào của sinh vật. Ba mục đích chính của quá trình trao đổi chất là chuyển đổi thức ăn/nhiên liệu thành năng lượng để sử dụng cho các quá trình của tế bào, biến đổi thức ăn/nhiên liệu thành các đơn vị để tạo nên protein, lipid, axit nucleic cùng một số carbohydrate và loại bỏ chất thải chuyển hóa. Những phản ứng này được xúc tác bởi các enzym cho phép các sinh vật sinh trưởng và sinh sản, duy trì cấu trúc bản thân và đáp ứng với môi trường xung quanh.
Sơ đồ trao đổi chất ở người là một loạt các quá trình sinh hóa bên trong mỗi tế bào, chuyển calo đã ăn thành nguồn năng lượng để sinh sống. Ngay cả khi không làm gì, quá trình trao đổi chất vẫn diễn ra - được gọi là quá trình trao đổi chất trong trạng thái nghỉ / trạng thái cơ bản.
Sự trao đổi chất, cụ thể là sự trao đổi chất nghỉ ngơi, là động cơ cho cơ thể hoạt động. Đó là năng lượng bạn đốt cháy để giữ cho tim đập, phổi thở và các cơ quan khác hoạt động. Chỉ tính riêng các cơ quan lớn trong cơ thể như não, gan, thận và tim, đã chiếm tới 50% lượng calo được đốt cháy từ quá trình này.
Những người có tỷ lệ trao đổi chất tự nhiên cao có thể ăn nhiều hơn mà không bị tăng cân, nhờ có khả năng đốt cháy calo với tốc độ nhanh hơn. Nhóm người có “động cơ đốt trong” tuyệt vời này sẽ đốt cháy hàng trăm calo mỗi ngày một cách tự nhiên mà không cần phải thực hiện một động tác thể dục nào. Tuy nhiên, khá khó để thúc đẩy tốc độ trao đổi chất trong trạng thái nghỉ vốn có của bạn hơn là làm chậm quá trình đó. Sau đây là những cách khoa học đã chứng minh có thể tác động đến sự trao đổi chất ở người.
+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.
+ Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .
Các cơ quan tham gia quá trình này:
- Hệ tiêu hóa có vai trò trong sự trao đổi chất là:
+ Lấy thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài vào cơ thể, rồi biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng đưa vào hệ tuần hoàn đi nuôi cơ thể.
+ Chất bã còn lại được thải ra ngoài ở dạng phân.
- Hệ hô hấp có chức năng:
+ Lấy oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể
+ Thải CO2 của cơ thể ra môi trường ngoài.
- Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng trong sự trao đổi chất là: Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormon, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.
- Hệ bài tiết có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất độc, chất thải của tế bào để thải ra môi trường ngoài dưới dạng nước tiểu.
Mối quan hệ trao đổi chất giữa 2 cấp độ:
- Trao đổi chất giữa 2 cấp độ có mối quan hệ mật thiết với nhau:
+ Nhờ trao đổi chất ở cấp độ cơ thể mà tế bào lấy được O2 và chất dinh dưỡng đồng thời thải ra CO2 và các chất thải.
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào đã cung cấp O2 và chất dinh dưỡng đến tận tế bào đồng
thời tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
+ Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sẽ chết.