logo

Hãy giới thiệu sự phát triển văn hoá, giáo dục thời Lê sơ

icon_facebook

Câu hỏi: Hãy giới thiệu sự phát triển văn hoá, giáo dục thời Lê sơ

Lời giải:

- Sự phát triển văn hoá, giáo dục thời Lê sơ:

+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội, nội dung học tập thi cử là các sách của Nho giáo. Trong khi đó, Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế với các tác phẩm tiêu biểu như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo. Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập...

+ Lĩnh vực khoa học có các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học), Hồng Đức bản đồ (địa lí học), Bản thảo thực vật toát yểu (y học), Đại thành toán pháp (toán học)....

+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với nhã nhạc, hát chèo, hát tuồng....

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu với các công trình như Hoàng thành Thăng Long, cung điện tại Lam Kinh.

+ Về giáo dục, nhà Lê sơ đặc biệt chú trọng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại. 

* Bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Thứ nhất về chính quyền địa phương

– Năm 1428, Lê Lợi khi lên ngôi lấy niên hiệu là Thuận Thiên, chia đất nước thành 05 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châu và huyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất là xã. Xã lại chia làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân.

– Từ nam 1471 mở rộng đất đai phía nam, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam. Tuy địa giới có một số điều chỉnh và riêng Sơn Tây không còn là đơn vị cấp cao nhất, một nửa trong số các đơn vị hành chính lớn nhất thời kỳ này (hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, nghệ An, Quảng Nam) có tên gọi được dùng làm tên các đơn vị hành chính lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

– Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm 03 lỵ: Đô tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), thừa tuyên ty (phụ trách các việc dân sự), hiển sát ty (phụ trách các việc thanh tra, giám sát).

– Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm. Tổng số quan lại địa phương thời Hồng Dức là 2.615 người.

Thứ hai về chính quyền trung ương

– Bộ máy chính quyền thời Lê Thái Tổ cơ bản theo mô hình thời Trần. Giúp việc trực tiếp cho hoàng đế là trung khu gồmc ác quan tả, hữu tướng quốc, tam thái (thái sư, thái úy, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu íu, thiếu bảo), tam tư (tư mã, tư không, tư khấu), bộc xạ. Dưới trung khu là hai ban văn, võ.

– Đứng đầu ban văn là quan đại hành khiển. Các bộ, ngành thuộc văn ban là bộ Lại, bộ Lễ, khu mật viện, hàn lâm viện, ngũ hình viện, ngự sử đài, quốc tử giám, quốc sử viên, nội thị sảnh và các cơ quan khác gọi là quán, cục hay ty. Đứng đầu các bộ là quan thượng thư.

Hãy giới thiệu sự phát triển văn hoá, giáo dục thời Lê sơ

* Xã hội nhà Lê sơ

Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu…) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.
Nông dân là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người.

* Giáo dục nhà Lê sơ

Đâu phải đến thời Nguyễn sau này Nho giáo mới là “chuyện xửa chuyện xưa”, chuyện của Trung Hoa, Nho giáo mới tỏ ra “lạc hậu”, “xa rời thực tế” mà ngay từ thời Đinh – Lê – Lí – Trần – Lê sơ… trước tác kinh điển Nho gia đã có gần một ngàn năm tuổi. “Lạc hậu” về thời điểm hình thành giáo lí vốn là thuộc tính của Nho giáo. Càng không thể phủ nhận được trong 500 Tiến sĩ Nho học thời Lê Hồng Đức, có nhiều đấng bậc trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, văn hóa Đại Việt như Lương Thế Vinh, Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung, Ngô Sĩ Liên, Thái Thuận, Hoàng Đức Lương… Phải chăng việc tổ chức học tập Nho, cách thức thi cử Nho học từ thời Lê sơ khiến cho không có người tài, là cội nguồn của những tiêu cực trong đám sĩ tử, học phong. Không thể quên rằng từ thời Lê Thái Tổ kì thi ở Bồ Đề năm 1426 đề thi nóng bỏng tính thời sự, gắn liền với đòi hỏi của đất nước lúc đó: “Hiểu dụ thành Đông Quan”. Tinh thần ấy vẫn được tiếp tục trong đời Lê Thánh Tông.

icon-date
Xuất bản : 10/09/2022 - Cập nhật : 14/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads