logo

Giúp việc cho vua là?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Giúp việc cho vua là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Giúp việc cho vua là?

A. Thừa tướng.

B. Vidia

C. Bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc.

D. Hội đồng quý tộc.

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. Bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc.

Giúp việc cho vua là: Bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc.


Kiến thức tham khảo về câu hỏi trên


1. Vua là gì?

- Vua là một danh từ trung lập trong tiếng Việt để gọi các nguyên thủ quốc gia trong chế độ quân chủ, tương tương tiếng Anh là monarch, sovereign, ruler, king, emperor và chữ Hán là quân chủ (君主).

- Về mặt nghĩa, "Vua" là người đứng đầu tối cao, thực tế hoặc biểu tượng, của một chính quyền; trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia. Thường thì các Vua được kế tục bởi hình thức truyền ngôi. Và tùy vào chế độ quân chủ cụ thể mà các vị Vua của từng quốc gia có những tước hiệu khác nhau, điển hình nhất là Hoàng đế và Quốc vương.

- Tại Châu Âu, do tính chất kiêm nhiệm đặc trưng, mà một người là vua đồng thời của nhiều quốc gia, như Nữ vương hiện tại của nước Anh là Elizabeth II, là đồng thời là Nữ vương của 16 nước khác trong khối Thịnh vượng Chung. Lại có hình thức một quốc gia là liên minh của nhiều Tiểu vương quốc (hay Tiểu bang), với mỗi tiểu quốc / tiểu bang ấy là do một vị vua đứng đầu, và các vị vua này sẽ bầu chọn người là Vua của tất cả các vua, thống trị của liên bang ấy, nền chính trị này vẫn còn tồn tại ở Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

- Tuỳ từng thời kỳ và hoàn cảnh, vua mang các tước vị khác nhau. Danh hiệu của vua cũng phản ánh vị thế cao thấp của vị vua đó. Ở các nước Đông Á, tước vị cao nhất của vua là Hoàng đế, thấp hơn là Vương. Đối với các nước chư hầu  (lãnh chúa), tước vị của Vua còn phân theo những thứ bậc:

+ Công;

+ Hầu;

+ Bá;

+ Tử;

+ Nam;

- Theo biến đổi của lịch sử, danh vị của các vị vua tối cao và vua chư hầu cũng có thay đổi. Như trường hợp thời nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc cổ, nhà vua tối cao (tức Thiên tử) xưng làm Vương, các vua chư hầu, tuỳ theo cấp bậc mà được vua nhà Chu phong cho chức từ Công trở xuống. Tới thời đại loạn Chiến Quốc, cả bảy chư hầu cùng xưng Vương, nên khi Tần vương Doanh Chính diệt hết được các nước cho rằng tước Vương không còn cao quý, bèn gộp cả danh hiệu [Hoàng; 皇] và [Đế; 帝] của các vua thời cổ xưa (Tam Hoàng Ngũ Đế) lại, mà xưng là [Hoàng đế]. Nhà Tần không phong chư hầu, nhưng nhà Hán nối tiếp nhà Tần lại phong chư hầu, các chư hầu nhà Hán được phong tước vương. Từ đó các chư hầu phương Đông thường có tước Vương.

- Từ đó, các quốc gia tôn sùng chủ nghĩa Hoa Hạ như Việt Nam cũng xưng Hoàng đế, bày tỏ vị vua của mình ngang hàng với Trung Quốc. Nhật Bản có xưng Thiên hoàng, nguyên ban đầu cũng là Hoàng đế. Riêng Triều Tiên, đặc biệt là thời họ Lý cầm quyền, chịu thần phục nhà Minh và nhà Thanh, nên họ chỉ xưng Vương mà không phải Hoàng đế, chỉ một thời gian ngắn Đế quốc Đại Hàn thành lập mà xưng Đế.


2. Nhà nước phong kiến

[ĐÚNG NHẤT] Giúp việc cho vua là?

- Kiểu nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ hoặc xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy.

- Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân. Xã hội phong kiến có kết cấu xã hội phức tạp, giai cấp thống trị trong xã hội gồm vua, chúa, quan lại, quý tộc (công, hầu, bá, tử, nam), địa chủ, tăng lữ, cố đạo... Giai cấp bị thống trị là các tầng lớp nông dân nghèo, những người lao động tự do, tầng lớp tiểu thương và nông nô.

- Kiểu nhà nước phong kiến đã tồn tại trong khoảng hơn 2000 năm ở Trung Quốc từ thế kỉ thứ Ill trước Công nguyên đến năm 1911. Ở Tây Âu nhà nước phong Kiến cũng tồn tại trong khoảng hơn 1000 năm. Ở vùng Trung Á tổn tại từ thế kỉ VII đế năm 1918, ở nước Nga từ thế kỉ thứ IX đến năm 1aB1 l Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc Xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ. Bộ máy nhà nước là công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi của vua chúa phong kiến và địa chủ, đồng thời, là công cụ trấn áp giai cấp nông dân và những người lao động khác trong xã hội. Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của hoàng đế. Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia cũng như thực hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng ở trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức năng khác nhau, còn ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị hành chính, đồng thời, vừa là các quan toà thực hiện chức năng xét xử.


3. Bộ máy giúp việc cho vua 

- Bộ máy giúp việc cho nhà vua thời kì cổ đại có rất nhiều công việc, bao gồm: làm các công việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện và chỉ huy quân đội nhưng không có vai trò cải quản đền thờ thần.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022