logo

Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trên những cơ sở?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Nhà nước phương đông cổ đại ra đời trên những cơ sở?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 10 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trên những cơ sở?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện sớm, nhu cầu làm thủy lợi, chống ngoại xâm 

B. Kinh tế thương mại đường biển phát triển 

C. Buôn bán nô lệ 

D. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện sớm, nhu cầu làm thủy lợi, chống ngoại xâm


Kiến thức tham khảo về các quốc gia cổ đại phương Đông


1. Khái quát về các quốc gia cổ đại phương Đông

- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành bên các lưu vực sông lớn như sông Nin, sông Hằng, sông Ấn, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang… Chính vì vậy mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đông đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi. 

- Quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vua, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội. Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là: 

+ Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

+ Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính; 

+ Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Như vậy có thể nhận thấy rằng Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Xem thêm:

>>> Tìm hiểu thêm về các quốc gia cổ đại phương Đông


2. Chữ viết người phương Đông

- Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người. 

- Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà. 

- Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng. Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời... Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người. 

- Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa. 
 

icon-date
Xuất bản : 23/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022