logo

Các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về phương Đông do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông?

Tây Tạng: Cung điện Potala

Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng từ năm 1645. Với 3 tầng, 1000 phòng, 10.000 gian thờ và xấp xỉ 200.000 bức tượng. Ngày nay, đây là một bảo tàng, nơi có chứa rất nhiều di vật văn hóa đa dạng, tượng trưng cho lịch sử, văn hóa nghệ thuật Tây tạng ấn tượng. Cung điện này năm ở độ cao hơn 12,000 feet (3,700 mét) trên mực nước biển và xứng danh là một trong những cung điện nằm ở vị trí cao nhất thế giới.

Các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông?

Bhutan: Tu viện Taktsang

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1692. Nằm trên một vách núi cao 3,000 feet (900 mét) phía trên thung lũng Paro. Xưa kia, đây là nơi cư ngụ của các tăng nhân. 

Miến Điện: Chùa Shwezigon

Hoàn thành năm 1102 sau công nguyên. Người ta tin rằng, nơi đây cất giữ một mảnh xương và răng của Phật Gautama. Truyền thuyết kể rằng Vua Anawrahta đã đi thỉnh xá lợi răng của Phật từ Sri Lanka. Sau đó, Nhà vua quyết định cất giữ thánh vật này trong một ngôi chùa vì lợi ích của mọi người.

Thái Lan: Kinh đô Ayutthaya

Kinh đô Ayutthaya trước kia được coi là nơi ở của người Xiêm trong khoảng thời gian từ 1351 – 1676. Đây cũng là một kinh đô cũ của Thái Lan và nằm cách Băng – Cốc khoảng 1h chạy xe. Và tính đến thời điểm này thì kinh đô này vẫn là công trình kiến trúc cổ đại Phương Đông thu hút khách du lịch nổi tiếng của nước này.

Campuchia: Đền Ăng-Co

Ngôi đền được coi là một trong những công trình tưởng niệm tôn giáo đơn lẻ lớn nhất thế giới, trải dài hơn 248 dặm vuông (400 km vuông).

Các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông? (ảnh 2)

Indonesia: Borobudur

Được xây vào thế kỷ thứ 9 như một ngôi đền Phật giáo. Lịch sử ước tính người ta xây ngôi đền này mất 75 và chứa 504 tượng Phật. Tuy nhiên, theo thời gian, bị chôn vùi bởi bụi núi lửa và rừng rậm, Borobudur đã được trùng tu nhiều lần và giờ đây, trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Indonesia. Đây là một trong những di tích khảo cổ Phật giáo lớn nhất thế giới.

Hàn Quốc: Cung điện Changdeok

Hay tự là “Xương Đức Cung”, là một trong Ngũ Đại Cung được xây vào năm 1392. VỚi 13 tòa nhà trong khuôn viên và 28 đình trong sân vườn. Đây là một di sản trong danh sách Di Sản Thế Giới UNESCO và là điểm nổi bật của kiến trúc cung điện và thiết kế vườn phương Đông.

Nhật Bản: Lâu đài Himeji

Được xây vào năm 1333, lâu đài Himeji là lâu đài lớn nhất Nhật Bản. Nó còn được xem là ví dụ tinh tế nhất về kiến trúc lâu đài Nhật Bản. Và cũng là nơi được viếng thăm nhiều nhất tại nước này. Lâu đài có 83 tòa nhà và nó chưa bao giờ bị hư hại bởi các tác động thiên nhiên hay con người với nhiều biện pháp phòng thủ đa dạng. 

Ấn độ: Đền Taj Mahal

Có chiều cao 171 mét (561 feet) là một trong các điểm du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Là sự kết hợp của kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Ba Tư và Ấn Độ. Được hoàn thành sau 21 năm xây dựng từ 1653, ngôi đền này được xây bởi hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ người vợ thứ ba của mình.

Trung Quốc: Tử Cấm Thành

Nằm ở trung tâm Bắc Kinh, là cung điện dành cho hoàng gia từ thời nhà Minh đến cuối thời nhà Thanh. Được xây dựng từ năm 1406 đến 1420, gồm 980 tòa nhà và nằm trong khu vực rộng 7,800,000 feet vuông (720,000 mét vuông). 

Các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông? (ảnh 3)

Kiến thức tham khảo về phương Đông.


1. Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?

- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

- Ở phương Đông vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thần quyền. Ở Ai cấp vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử

- Giúp việc cho vua là bộ máy quan liêu thừa hành như quan lại, quý tộc, tăng lữ.


2. Đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Đông

- Các quốc gia cổ đại phương Đông đều có những đặc trưng chung của một xã hội chiếm hữu nô lệ, ví như việc phân chia xã hội thành hai giai cấp đối kháng: giai cấp quý tộc chủ nô thống trị và giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột một cách tàn nhẫn và thô bạo nhất. Nhưng các quốc gia đó cũng có nhiều đặc điểm riêng làm cho người ta có thể phân biệt chúng với các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Tây như Hy Lạp và La Mã cổ đại bởi những đặc điểm riêng biệt chủ yếu là như sau:

+ Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản xuất xã hội đang còn ở trình độ thấp kém, vào khoảng cuối của thời đại đồ đá mới tiến lên thời đại đồ đồng. Trình độ sức sản xuất thời ấy không cho phép các quốc gia đó phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách nhanh chóng, khiến cho trước sau các quốc gia đó không trở thành những xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển thành thục và điển hình.

+ Sự tồn tại dai dẳng và ngoan cố của những tổ chức công xã nông thôn (hay công xã láng giềng), tàn tích của chế độ xã hội thị tộc thời nguyên thủy, và sự phát triển rất yếu ớt của chế độ tư hữu về ruộng đất trong các xã hội cổ đại phương Đông.

+ Sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng và của các hình thức áp bức, bóc lột kiểu gia trưởng, việc sử dụng lao động của nô lệ chưa được phổ cập trong các ngành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ trong sản xuất kinh tế chưa chiếm địa vị chủ đạo.

+ Sự xuất hiện và phát triển của một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt, nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mạnh mẽ, gọi là chủ nghĩa chuyên chế phương Đông mà đặc trưng chủ yếu là quyền lực vô hạn của các đế vương, nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất và về thần dân trong cả nước.

- Những đặc điểm của chế độ chiếm hữu nô lệ của các quốc gia cổ đại phương Đông nêu trên, đều có thể coi là những nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ tương đối của các xã hội cổ đại phương Đông. Tuy nhiên không thể phủ nhận hoặc đánh giá thấp vai trò và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông đối với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đó là vì phương Đông cổ đại là nơi chôn rau cắt rốn của những nền văn minh tối cổ của nhân loại, là nơi đặt nền móng cho một nền văn hóa vật chất và tinh thần mà những thành tựu rực rỡ của nó là những cống hiến vô cùng quý báu và phong phú cho kho tàng văn hóa của thế giới cổ kim.

- Phương Đông cổ đại là nơi đã phát triển kinh tế rất sớm, đã trải qua một quá trình thống nhất về chính trị và hưng thịnh về văn hóa rất sớm. phương Đông cổ đại cũng là nơi dựng lên những kim tự tháp hùng vĩ, những đền đại, cung điện nguy nga, những bức trường thành vạn dặm, là nơi đã phát sinh ra những tư tưởng triết học duy vật và vô thần sớm nhất, nơi nảy sinh những tri thức đầu tiên của loài người về khoa học và kỹ thuật, về văn hóa và nghệ thuật.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022