logo

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 10 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại? 

A. Phức tạp về hình khối. 

B. Có nhiều hoa văn hình rồng.

C. Đẹp về mặt mĩ thuật. 

D. Đồ sộ về quy mô.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Đồ sộ về quy mô.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại là đồ sộ về quy mô.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về các công trình kiến trúc phương Đông nhé!


Kiến thức tham khảo về kiến trúc phương Đông


1. Lịch sử kiến trúc

- Lịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hoá, chính trị kinh tế và kĩ thuật. Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng...) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kích thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc...) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử.

- Vào thế kỉ 19, kiến trúc Cổ điển được nhìn nhận từ góc độ hình thức, nhất mạnh xuống đặc điểm hình thái của hình thức, kĩ thuật và vật liệu. Thời kì này cũng chứng kiến sự xuất hiện các kiến trúc sư riêng lẻ, sự pha trộn của các luồng tư tưởng mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật. Trên những bình diện đó, lịch sử kiến trúc là một nhánh phân ngành của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển tiến hóa của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình và thiết kế đô thị.

- Dưới ảnh hưởng của sự đa nguyên Hậu Hiện đại, các nhà lý thuyết gần đây cố gắng mở rộng kiến trúc ra những diễn dịch mới đa dạng hơn. Những lý thuyết ngôn ngữ (linguistic) thịnh hành trong giữa thập niên 1990 cố gắng nhìn nhận các thành tố kiến trúc nhưng một ngôn ngữ độc lập, đóng góp và sự phát triển của Lý luận Phê bình (Critical Theory). Các nghiên cứu về Chú giải Ngôn ngữ (Hermeneutics) đóng góp những khía cạnh khác cho lịch sử kiến trúc và các bản tính trọng điểm của kiến trúc được xem như những hiện tượng. Tất cả đều tìm cách tiếp cận và xác định kiến trúc như một dạng của ngôn ngữ. Hai cách nhìn nhận đó khác nhau ở các khái niệm tham khảo, trong khi Lý thuyết Phê bình chủ yếu mang tính tự tham chiếu các đặc điểm cá nhân (seft-referential), còn Chú giải ngôn ngữ nặng về nghiên cứu bối cảnh tình huống (contextual).


2. Các công trình kiến trúc phương Đông nổi tiếng

a. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

- Đây là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng hàng đầu thế giới tại phương đông. Công trình kiến trúc này được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN cho đến thế kỷ thứ 16. Ý nghĩa trong tên của công trình này có nghĩa là bức tường thành dài vạn dặm.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại?

- Bức tường thành này được xây dựng bởi hoàn đế của Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc, kéo dài để bảo vệ cho biên giới của Trung Quốc khỏi sự xâm lược của người Mông Cổ, người Turk và những bộ tộc du mục khác đến từ Mãn Châu và Mông Cổ.

- Trải qua nhiều thời gian, bức tường thành này đã được trùng tu nhiều lần. Công trình này chỉ còn sót lại một phần nhỏ của tổng thể công trình và trở thành một di tích mang tính lịch sử, văn hóa. Nơi này còn là điểm đến du lịch của nhiều du khách quốc tế.

b. Đền Ăng – co (Campuchia)

Một trong những công trình đầu tiên đại diện cho kiến trúc phương đông cổ đại nổi danh không thể bỏ qua là Đền Ăng - Co tại Campuchia. Từ cuối thiên niên kỷ thứ IV cho tới đầu thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên, công trình kiến trúc phương đông này đã bắt đầu được xây dựng. Ngôi đền này có diện tích lên đến 400 km vuông, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi năm về đây tham quan và tìm hiểu.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại? (ảnh 2)

c. Cung điện Potala (Tây Tạng)

Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng từ năm 1645. Với 3 tầng, 1000 phòng, 10.000 gian thờ và xấp xỉ 200.000 bức tượng. Ngày nay, đây là một bảo tàng, nơi có chứa rất nhiều di vật văn hóa đa dạng, tượng trưng cho lịch sử, văn hóa nghệ thuật Tây tạng ấn tượng. Cung điện này năm ở độ cao hơn 12,000 feet (3,700 mét) trên mực nước biển và xứng danh là một trong những cung điện nằm ở vị trí cao nhất thế giới.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại? (ảnh 3)

d. Tử Cấm Thành (Trung Quốc)

- Ngôi thành này được xây dựng và hoàn thành trong vòng 14 năm với hàng triệu nhân công đã làm việc. Đến năm 1421 hoàng đế Minh Thành Tổ Chu Đệ vào sống trong ngôi thành này, sau đó ngôi thành được cai trị tiếp tục với 24 vị vua.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại? (ảnh 4)

- Đây là một trong những ngôi thành có kiến trúc độc đáo với quần thể cung điện rộng lớn, những hoa văn hình rồng được chạm trổ tinh xảo trên các tảng đá cẩm thạch. Đây là một trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến mỗi năm.

e. Cung điện Changdeok (Hàn Quốc)

- Tiếp đến là Cung điện Changdeok của Hàn Quốc, một địa danh nổi tiếng mà ai cũng muốn một lần được đặt chân đến. Công trình Changdeok đã được ra đời vào những năm 1392 và trở thành biểu tượng của Hàn Quốc lúc bấy giờ.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại? (ảnh 5)

- Bất kỳ ai đến tham quan cũng đều trầm trồ về cấu trúc bên trong của cung điện. 13 tòa nhà chính bên trong và 28 đình ở sân vườn cùng diện tích vô cùng rộng lớn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên khi đến đây.

f. Kinh đô Ayutthaya (Thái Lan)

Trước kia là nơi ở của người Xiêm từ năm 1351 đến 1676 và có một bộ sưu tập các công trình kiến trúc cổ hùng vĩ. Xưa kia, Ayutthaya là kinh đô cũ của Thái Lan. Nằm cách Băng-Cốc một giờ chạy xe, và đến tận bây giờ, nơi đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại? (ảnh 6)

g. Chùa Shwezigon (Miến Điện)

- Ngôi chùa này cũng là công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Ngôi đền này được xây dựng từ trước công nguyên vào những năm 1102. Ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết về xá lợi Phật được cất giữ nên nơi này rất linh thiêng và được chiêm bái.

Đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông cổ đại? (ảnh 7)

- Phong cách kiến trúc của ngôi chùa này cũng vô cùng độc đáo, mang ý nghĩa về Phật giáo và mang hơi hướng kiến trúc của những ngôi chùa tại Ấn Độ và Thái Lan. Ngôi chùa mang một màu vàng óng tọa lạc ngay trung tâm của Miến Điện.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 24/11/2022