Nhà Lê sơ hay Lê sơ Triều, đôi khi còn được gọi là nhà Hậu Lê là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ, vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt, quốc hiệu có từ thời Lý Thánh Tông.
* Tổ chức bộ máy chính quyền
Sau khi đánh bại quân Minh, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt, tổ chức bộ máy chính quyền hoàn thiện thể hiện tính quân chủ chuyên chế cao độ
Ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công) đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
Bỏ chức tướng quốc ,đại tổng quản ,hành khiển; vua trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng .
Ở địa phương: chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới ty là phủ, châu, huyện, xã.
* Quân đội
- Quân đội được tổ chức quy củ và chặt chẽ.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, đầu năm 1429, Lê Lợi cho 25 vạn quân về quê làm ruộng, giữ lại 10 vạn quân thường trực.
- Số quân thường trực chia thành 6 đạo. Đạo quân ngự tiền đóng ở kinh thành, có nhiệm vụ bảo vệ kinh đô và nhà vua; 5 đạo còn lại đóng giữ ở các địa phương. Quân đội chia làm 5 phiên, cứ lần lượt thay nhau, 4 phiên về quê làm ruộng còn 1 phiên ở lại thường trực. Mỗi khi có việc dụng binh, nhà nước mới điều động toàn bộ quân đội.
* Luật pháp
Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng Đức
Nội dung:
Bảo vệ chủ quyền quốc gia
Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
Tác dụng:
Củng cố chế độ phong kiến tập quyền
Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.
- Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho.
- Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Giáo dục thời Lê sơ có bước phát triển hơn so với thời Trần thể hiện ở việc:
- Thời Lý – Trần muốn được bổ nhiệm chức quan thì phải xuất thân từ quý tộc, còn thời Lê sơ đa số dân đều đi học và được phép dự thi và thi đỗ đều được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.
- Thời Lý – Trần đạo Phật rất được trọng dụng. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tương.
- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
- Thủ công nghiệp: Phát triển với những nghề thủ công truyền thống (đan nón, dệt lụa,...), nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
=> Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng.