– Giữa thế kỷ XIV, nhà Trần suy yếu:Tình hình kinh tế giảm sút
– Làng xã tiêu điều
→ Nhà Trần không đủ sức giữ vai trò quản lí đất nước
– Ngoại xâm đe dọa.
=> Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly:
Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên quan đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông Tất được vua Trần trọng dụng. Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình.
Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu => nhà Hồ được thành lập.
* Về chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
* Về tài chính - kinh tế
- Năm 1396,Hồ Quý Ly mở đầu cuộc cải tổ của mình về kinh tế với việc phát hành tiền giấy, gọi là “Thông bảo hội sao”, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội.
Tiền giấy có nhiều loại, vẽ hình khác nhau: loại 10 đồng (vẽ hình rau tảo), 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan (vẽ hình rồng). Đó là một cải cách táo bạo, không những hủy bỏ đồng tiền cũ mà còn xóa đi một quan niệm cũ về tiền tệ. Sử dụng tiền giấy là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước ta trước đó.
- Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền, tức là hạn chế việc sở hữu ruộng tư...
* Về Xã hội:
- Chính sách hạn nô.
- Quan tâm đời sống dân chúng.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ ra lệnh cho các địa phương đi khám xét bắt nhà thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân
* Về Văn hóa, giáo dục:
Chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, giảm bớt số sư tăng.
Dịch chữ Hán sang chữ Nôm.
* Về quân sự:
+ Củng cố quốc phòng, quân sự, tăng quân số, chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến.
+ Bố trí phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.
+ Xây dựng Thành Tây Đô, thành Đa Bang,..
* Hoàn cảnh cuộc kháng chiến:
– Tháng 11 – 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.
* Diễn biến cuộc kháng chiến:
- Ngày 19/11/1406, Trương Phụ thống lĩnh gần 50 vạn quân, trong đó có trên 20 vạn quân chiến đấu tiến vào nước ta. Trước đó, triều Hồ đã chuẩn bị kháng chiến.
- Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị (sông Hồng), lấy thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) làm trung tâm phòng ngự.
- Cuối 1/1407, quân Minh chiếm thành Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô ( Thanh Hóa).
- Tháng 4/1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Qúy Ly bị bắt vào tháng 6/1407.
* Kết quả:
Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ bị thất bại.
* Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng vì:
- Những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ: Do cướp ngôi của nhà Trần và những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn:
+ Không kế thừa được bài học kinh nghiệp quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
+ Quá chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.
+ Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.
+ Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
Thời gian | Diễn biến |
Tháng 11/1406 | Lấy cớ "phù Trần, diệt Hồ", hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta, nhà Hồ thất bại ở biên giới, lui về Đa Bang cố thủ. |
Ngày 22 - 1 - 1407 | Sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô. |
Tháng 4/1407 | Quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh |
Tháng 6 - 1407 | Hồ Quý Ly bị bắt |