logo

Em hãy cho biết các vua nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Đại Việt


1. Hoàn cảnh ra đời nhà Lê sơ

Nhà Lê sơ hay Lê sơ Triều, đôi khi còn được gọi là nhà Hậu Lê là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ, vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt, quốc hiệu có từ thời Lý Thánh Tông.


2. Tình hình chính trị thời Lê sơ


2.1. Tổ chức chính quyền nhà Lê sơ

- Ngay từ đầu thời Lê, bộ máy chính quyền đã khá chặt chẽ từ trung ương đến các làng xã. Tất cả quyền hành đều tập trung về tay triều đình trung ương.

+ Đứng đầu triều đình là vua, rồi đến các chức tả, hữu Tướng quốc, Tam tư, Tam thái, Tam thiếu dành riêng cho các tôn thất và đại công thần. Tiếp đến là các quan lại chia thành hai ngạch: văn ban và võ ban.

+ Nhìn chung, bộ máy nhà nước thời Lê Lợi vẫn chủ yếu dựa vào quy chế tổ chức của các triều đại Lý – Trần.

+ Ở địa phương, năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện. Bên cạnh đó, Thánh Tông còn cho đổi lộ làm phủ, trấn làm châu…


2.2. Những biện pháp để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Đại Việt trong thời Lê sơ.

Em hãy cho biết các vua nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Đại Việt

- Năm 1983, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành Quốc triều đình luật (còn gọi là bộ luật Hồng Đức). Ngoài những điều luật nhằm bảo về nhà vua và chế độ phong kiến, luật Hồng Đức còn chủ trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích sản xuất, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ,...

- Triều Lê sơ cũng chú trọng xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục duy trì chính sách "ngụ binh ư nông".

- Căn dặn người sau phải cương quyết bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

=> Nhờ có lực lượng quân đội mạnh, cùng với ý chí cương quyết bảo vệ biên giới lãnh thổ, an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững.


2.3. Luật pháp thời Lê sơ

Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) – đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

Nội dung là bảo vệ vua, hoàng tộc, quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia

Trong nội dung của bộ luật có điểm nổi bật là  bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và khuyến khích phát triển kinh tế.


3. Kinh tế thời Lê sơ

Em hãy cho biết các vua nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì để khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của Đại Việt

- Nông nghiệp:

Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).

- Công thương nghiệp:

+ Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.

+ Các công xưởng do nhà nước quản lí, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng... ; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.

+ Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.

+ Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 20/10/2023