logo

Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

Mời các bạn cùng với Top lời giải đến với phần nội dung về xã hội phong kiến châu Âu dưới đây nhé!


1. Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

Cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…

Trên lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau; phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước… Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến xã hội, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp mới:

Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.

Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.

Từ những biến đổi trên đã dẫn tới sự ra đời của xã hội phong kiến châu Âu.


2. Lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến: là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu, là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buôn bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

Nông nô là người bị áp bức bóc lột nhất trong chế độ phong kiến, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào ruộng đất của phong kiến, địa chủ, bị phong kiến, địa chủ chiếm đoạt sản vật, ngoài ra còn phải làm nhiều công việc tạp dịch phục vụ phong kiến, địa chủ. Nông nô tuy không phải là tài sản của phong kiến địa chủ, nhưng khi phong kiến, địa chủ bán ruộng đất thì bị bán theo, sản vật do nông nô làm ra bị phong kiến địa chủ chiếm hữu.

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

Cùng với sản xuất lương thực thì trong lãnh địa còn phát triển các ngành kinh tế như dệt vải, rèn vũ khí,… để nuôi sống xã hội.

Bên trong lãnh địa không có sự trao đổi với bên ngoài, trừ các mặt hàng trong lãnh địa không thể tự sản xuất như muối, tơ lụa, sắt, đồ trang sức,… Việc mua bán với bên ngoài lãnh địa không đậm nét và không thường xuyên.

Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là gì?

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Nguyên nhân hình thành nên các thành thị trung đại:

- Sản xuất phát triển, hàng hóa dư thừa → nảy sinh như cầu trao đổi buôn bán.

- Thợ thủ công đem hàng hóa đến những nơi đông đúc để buôn bán và lập xưởng sản xuất.

=> Cuối thế kỉ VI, thành thị trung đại ra đời. Hình thành các thị trấn, thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.

- Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

- Vai trò của thành thị trung đại: Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

 + Phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển.

 + Tạo không khí tự do dân chủ, mở mang kiến thức tạo tiền đề cho sự ra đời của các trường học.

+  Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

Như vậy, chính vì các lý do trên trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phương hội, thương hội để cùng nhau trao đổi và buôn bán.

---------------------------

Kiến thức về Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là một trong những kiến thức hay của bộ môn Lịch sử. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 24/06/2022 - Cập nhật : 17/10/2023