logo

Kể tên những cuộc phát kiến lớn về địa lý


Nguyên nhân và điều kiện các cuộc phát kiến địa lý

- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.

- Các nước phương Tây  muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

Kể tên những cuộc phát kiến lớn về địa lý

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

 + Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.

+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.

+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.

+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).

- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.


Những cuộc phát kiến địa lý lớn

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

Kể tên những cuộc phát kiến lớn về địa lý

- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.


Ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý

– Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người.

– Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.

– Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

– Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

– Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.


Hậu quả của các cuộc phát kiến địa lý

Hậu quả kinh tế đối với Tây Âu:

Do chính sách buôn bán bịp bợm, cướp bóc và khai thác ở các vùng đất mới, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã chở về Tây Âu rất nhiều vàng bạc và các loại sản phẩm có giá trị của phương Đông và châu Mỹ. Tình hình đó đã đã dẫn đến cuộc cách mạng thương nghiệp và cuộc cách mạng giá cả ở Tây Âu.

Từ đây thị trường thế giới được mở rộng, hàng hóa tăng lên nhiều, đường buôn và trung tâm buôn bán thay đổi. Đồng thời các tổ chức mới phục vụ cho ngành thương nghiệp như Sở giao dịch Công ty cổ phần, Công ty bảo hiểm…cũng ra đời.

Đồng thời, do số vàng khai thác được tăng gấp 5 lần và số lượng tiền đúc bằng vàng bạc nhiều gấp 4 lần so với trước nên giá trị của đồng tiền bị giảm, giá cả hàng hóa tăng vọt.

Trái lại, các nhà tư sản mới ra đời ở thành thị và nông thôn là có lợi nhất vì họ thuê được nhân công với giá rẻ mạt nhưng lại bán được sản phẩm với giá không ngừng tăng lên.


Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lý đến Việt Nam

- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.

- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.

Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.

icon-date
Xuất bản : 03/06/2022 - Cập nhật : 17/10/2023