Câu hỏi: Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
Trả lời:
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song, với lòng yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược:
- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, thí dụ:
+ Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tổng (1077), nhà Lý trong khi chỉ có khoảng 10 vạn quân, Lý Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
+ Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ 2 là 60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã "lấy đoàn binh để chế trường trận", hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
+ Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, nhưng đã đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng "tránh thể ban mai, đánh lúc chiều tà" và vận dụng cách đánh "vây thành để diệt viện".
+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược, nhà Tây Sơn có khoảng 10 vạn quân, nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lược và quân bán nước Lê Chiêu Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ. Tổ tiên ta coi trọng việc dùng lực lượng một cách hợp lý. Nguyễn Trãi nói: “Sức dùng có nữa. Công được gắp đôi Không những biết giành thắng lợi quân sự quyết định mà còn có biện pháp để cùng cố những thắng lợi đó.
-> Cũng từ đó mà nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật đánh giặc của truyền thống Việt Nam ta.
- Nghệ thuật kết hợp đầu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận:
+ Mặt trận chính trị là việc tuyên truyền cho tính chất chính nghĩa chiến tranh tự vệ của chúng ta và tính chất phi nghĩa của kẻ xâm lược. Nhằm cổ vũ tinh thần yêu n ước của nhân dân, quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.
+ Mặt trận quân sự là việc tổ chức và hình thành các phương thức tác chiến như: Huy động và tổ chức lực lượng. Là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
+ Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thể có lợi cho cuộc chiến. Góp phần đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn của ta.
+ Mặt trận bình vận nhằm vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, phân hoá lực lượng của địch. Kích thích tính chủ quan kiêu ngạo của tưởng địch tạo điều kiện, cơ hội cho mặt trận quân sự giành thắng lợi, góp phần quan trọng hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh. Tiêu biểu nhất là cuộc chiến tranh triều Lê: Nguyễn Trãi đã đặt vấn đề địch vận lên một vị trí rất cao. Tiến hành rất kiên nhẫn và có hệ thống - Đánh vào lòng người" như đã nêu trong Bình Ngô Đại Cáo. Từ ngày đầu tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
- Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn:
+ Thế kỷ XI, thời nhà Lý có phòng ngự sông Cầu (Như Nguyệt), đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuật. Tác chiến phòng ngự ở Như Nguyệt không chỉ chặn đứng 30 vạn quân Tống, mà còn làm thất bại ý đồ đánh nhanh, thẳng nhanh để chiếm Thăng Long của chúng, khiến quân địch phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự.
+ Thế kỷ XIII, thời nhà Trần, lần chống giặc Nguyên thứ 2, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc rút lui chiến lược, làm thất bại kế hoạch hợp vây của địch. Trong cuộc truy đuổi, giặc Nguyên không thực hiện được những đòn quyết chiến với chủ lực ta, trải lại, chúng vấp phải một cuộc chiến tranh của toàn dân Đại Việt. Do vậy, quân Nguyên đã sa vào tình trạng muốn đánh mà không đánh được, “lực càng yếu, thế càng suy", điều đó đã tạo ra thời cơ phản công cho quân ta.
-> Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công chính diện với bên sườn, vừa là tiến hành nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại.