logo

Giáo án truyện Hai anh em


I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên chuyện Hai anh em, nhớ các nhân vật, hiểu nội dung của câu chuyện người anh chăm chỉ, tốt bụng nên được mọi người yêu mến. Người em lười biếng nên đã bị trừng phạt.

2. Kỹ năng

- Nghe và đánh giá phẩm chất của các nhân vật trong chuyện: người anh chăm chỉ, tốt bụng nên được mọi người yêu quý và được hưởng hạnh phúc. Người em lười biếng nên đã bị trừng phạt.

- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.

- Rèn khả năng chú ý ghi nhớ

3. Thái độ:

- Trẻ tham gia hoạt động hứng thú, có nề nếp học tập.

- Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ mọi người và chăm chỉ, tự giác làm những việc vừa sức mình.

Giáo án truyện hai anh em hay nhất

II. Chuẩn bị

- Tranh nội dung chuyện -các tranh rời của chuyện

- Đồ dùng phục vụ cho trẻ  đóng kịch


III. Cách tiến hành

Tiến hành hoạt động:

* Hoạt động 1:

- Cô cho lớp đọc bài ca dao :- Anh em nào phải người xa

- Cùng chung bát mẹ một nhà cùng thân

- Yêu nhau như thể tay chân

- Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

- Các con vừa đọc ca dao ca ngợi về ai? Trẻ trả lời

- gt: Cô cho trẻ xem tranh ruộng bí ngô vẽ về người em ngã, người anh nâng

- Cho trẻ nhận xét bức tranh

- Cô hỏi điều gì xảy ra các con

- Để hiểu sau hơn cô kể cho con nghe câu chuyện này nhé

* Hoạt động 2:

* Kể chuyện:

- Cô diễn cảm lần 1 có tranh

- Cô kể lần 2 bằng tranh rời trên phông vừa kể vừa trả lời

- Qua câu chuyện này người anh đã được thưởng quả bí như thế nào?

- Đó là kết quả siêng năng của người anh

- Còn người em lười biếng nên kết cuộc nhận được quả bí toàn là đất

*Hoạt đông 3:

* Đàm thoại:

- Các con ơi! Trong ruộng bí ngô còn có rất nhiều bí ngô , thế cháu nào có thích lên hái bí để khám phá điều bí mật trong quả bí không?

* Câu hỏi:

1. Ai là người chăm chỉ ? Tại sao biết người anh chăm chỉ !

2. Người em như thế nào? Tại sao con biết người em lười biếng

3. Người anh đã làm công việc gì? Người anh đã đổi lúa lấy gì? Đổi bông lấy gì?

4. Người em nói như thế nào khi những người thợ gặt nhờ người em gặt giúp? Mọi người mắng người em như thế nào?

5. Người anh giúp người em như thế nào? Người anh nói gì với người em?

Sau đó người em như thế nào?

6. Hai anh em họ sống với nhau ra sao?

- Làm anh phải như thế nào? Trẻ trả lời

- Đúng đó các con làm anh phải biết thương em, phải siêng năng lao động để phục vụ cho bản thân mình

- Cho nên tục ngữ có câu : Lười biếng ai biết 

Siêng việc ai cũng chào mời

- Cháu yêu người nào?

- Vậy chúng ta hãy chăm lao động giống người anh nhé

- Cô cho trẻ đứng lên làm động tác mô phỏng , gặt lúa, hái bông, gánh nước, chuyển đội hình

- Cô thích các con đặt tên cho câu chuyện? 1-2 trẻ

- Cô cũng có ý tưởng đặt tên cho câu chuyện hai anh em

* Hoạt động 4:

*Đóng kịch

- Cô cho trẻ đóng kịch lại chuyện

- Cô là người dẫn chuyện để trẻ đóng kịch 1-2 lần

* Kết thúc hoạt động - Cô nói: Nhờ quả bí ngô to nhất chứa đầy vàng, chứa đầy sự siêng năng chăm làm để người anh gặp lại em từ đấy hai anh em hiếu nhau hơn và vui vẻ sống chung một nhà

- Cô cho lớp hát bài “Anh em ta về” và đi ra ngoài

icon-date
Xuất bản : 18/01/2022 - Cập nhật : 20/01/2022