logo

Giáo dục Stem là gì?

Câu hỏi: Giáo dục stem là gì ? 

Trả lời:

- STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.

- “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới” (Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ - NSTA).

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về vấn đề Giáo dục STEM nhé!


I. Giáo dục STEM xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ?

- Giáo dục STEM được giới thiệu ở Việt Nam lần đầu cách đây khoảng từ năm 2012, ở thời điểm đó STEM chỉ mới được áp dụng tại thành phố lớn và cũng chỉ tập trung vào mảng robot và lập trình.

- STEM du nhập vào Việt Nam không phải bắt nguồn từ các nghiên cứu khoa học giáo dục hay từ chính sách vĩ mô về nguồn nhân lực mà bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho học sinh phổ thông do các công ty công nghệ tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài. Ví dụ cuộc thi Robotics của công ty DTT Eduspec được tổ chức từ những năm 2012 (STEM, 2012) tới nay, cùng với đó là những hội thảo chính thức do công ty DTT Eduspec tổ chức với định hướng giáo dục STEM tập trung vào các môn học mới như robot, khoa học dữ liệu. Từ đó đến nay STEM đã bắt đầu có sự lan tỏa với nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách thức thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau.

- Hệ thống các công ty giáo dục tư nhân Việt Nam đã rất nhanh nhạy đưa bài giảng STEM, chủ yếu là các hoạt động Robot vào giảng dạy tại nhiều trường phổ thông tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

- Như vậy, mô hình STEM hiện nay tại Việt Nam hầu hết là cuộc chơi của các công ty tư nhân tại các thành phố lớn và một số hoạt động phong trào tại nhiều địa phương.

[CHUẨN NHẤT] Giáo dục Stem là gì ?

II. Thế Mạnh Của Giáo Dục STEM

   Dạy học theo định hướng giáo dục STEM có rất nhiều thế mạnh, việc của chúng ta là khai thác tốt các thế mạnh đó. Chúng ta cần khai thác tốt các thế mạnh cũng như điểm mạnh của giáo dục STEM đặc biệt trong dạy học phổ thông. Bên cạnh đó phải dựa vào hoàn cảnh thực tế của đất nước cũng như dựa vào trình độ của đội ngũ giáo viên, quản lý, giáo dục, cơ sở vật chất của các trường.

1. Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp tích hợp liên môn

   Thông qua thực hành và ứng dụng liên môn, các đơn vị giáo dục thay vì dạy 4 môn rời rạc lại kết hợp chúng lại thành một mô hình học gắn kết với các ứng dụng thực tiễn. Nhờ đó học sinh vừa có kiến thức chuyên sâu vừa vận dụng chúng vào thực tiễn. Các em học sinh không chỉ biết tới lý thuyết mà còn có thể thực hành một cách chính xác, thuần thục. Giáo dục theo phương thức Stem có thể phá bỏ khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn để giúp con người có năng lực đủ để làm việc trong các môi trường có tính sáng tạo cũng như đòi hỏi cao trong trí óc con người ở thế kỷ 21.

2. Giáo dục stem đề cao vấn đề phát triển năng lực tự giải quyết

   Có thể nói, trong thế kỷ 21, con người càng phải năng động, phải có óc sáng tạo và biết giải quyết vấn đề. Giáo dục stem đề cao việc phát triển cũng như hình thành năng lực tự giiar quyết các vấn đềliên quan tới các vấn đề khoa học. Để làm được việc đó, các học sinh phải suy luận, vận dụng, tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức chuyên môn, kiến thức liên quan qua các tài liệu trong sách, trong thí nghiệm.

3. Giáo dục stem đề cao phong cách học tập mới mẻ

   Phương pháp giáo dục stem tiểu học và các bậc học khác luôn đề cao phong cách học tập mới mẻ cho người học, học sinh. Một cách học sáng tạo, người học phải là người có vai trò phát minh, vậy nên học sinh phải hiểu bản chất, hiểu vấn đề, hiểu cách vận dụng nó.


III. Lợi Ích Của Phương Pháp Giáo Dục Stem

  Có thể nói, phương pháp giáo dục stem mầm non cũng được đưa vào cùng các bậc học như tiểu học, THCS hay trung học phổ thông để thấy những lợi ích to lớn mà phương pháp này đem lại cho các em học sinh. Vậy, lợi ích ở đâu và những gì?

+ Với phương pháp giáo dục stem, học sinh được thực hành các thí nghiệm khoa học, nhờ đó giúp phát triển trí sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Với 4 lĩnh vực của mình, là khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học được lồng ghép vào nhau, giúp các em học sinh vừa có thể nắm kiến thức lại có kỹ năng thực hành để tạo ra hay nắm được cách tạo ra các sản phẩm trong thực tiễn.

+ Không chỉ vậy, stem cung cấp cho các em kỹ năng mềm trong việc giải quyết vấn đề, kỹ năng cộng tác trong nhóm, kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện. Trong stem các em luôn được hoạt động theo nhóm nhằm rèn luyện các kỹ năng tốt nhất, thích ứng với các điều kiên.

+ Các sản phẩm của các em khi hoàn thành sẽ được trình bày, được giới thiệu, các em phải giải thích cho người nghe về mô hình, hoạt động. Nhờ đó tăng khả năng thuyết trình, giúp các em tự tin và cởi mở hơn. Stem chính là việc áp dụng những cái cũ cùng với thiết bị thông minh.

+ Nhờ vào sự lồng ghép giữa lý thuyết và thực tiễn, các em học sinh không còn thấy những cỗ máy công nghệ cao quá xa lạ và khó hiểu như trước. Với các em mọi thứ được tới gần hơn, dễ hiểu hơn.

+ Cũng nhờ vào quá trình các em phải tự tay và làm ra các sản phẩm thực tiễn giúp các em có được cái nhìn tư duy, tổng quát, sự kiên nhẫn, sự sáng tạo.


4. Làm sao để trẻ có thể tham gia vào chương trình giáo dục STEM

+ Bước 1: Dạy học các môn học theo phương pháp giáo dục STEM

Để trẻ tham gia vào chương trình giáo dục STEM, giải nhìn nhận vấn đề, giải quyết vấn đề theo phong cách STEM, chúng ta phải triển khai mô hình giáo dục này trong nhà trường hoặc ít nhất cho trẻ học tại các trung tâm đang áp dụng STEM.

+ Bước 2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục STEM

- Các hoạt động thực tế, chương trình trải nghiệm rất quan trọng. Các hoạt động này có thể giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn nhiều lần, nhớ lâu hơn nhiều lần. Đặc biệt cho trẻ thấy học tập rất thú vị, không buồn tẻ như chúng tưởng. Thông qua đây trẻ có thể tự nhìn thấy được ý nghĩa của từng bộ môn trong đời sống.

- Để tổ chứ thành công các hoạt động trải nghiệm STEM, các giáo viên, các trung tâm cần phải lên kế hoạch chi tiết, thiết kế bài giảng, xác định trọng tâm của bài giảng. Và hơn hết là cần có sự hợp tác ăn ý của phụ huynh, các trường nghề, trường đại học, doanh nghiệp, trang trại,…

Bước 3: Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

Các hoạt động nghiên cứu khóa học, các cuộc thi giống như một bài kiểm tra toàn diện. Giáo viên có thể nhìn thấy kết quả của tất cả các môn học trong sản phẩm của học sinh.

Ví dụ: Tổ chức cuộc thi robot yêu môi trường. Chúng ta sẽ thấy:

+ Các em học sinh áp dụng môn vật lý thế nào để robot có thể chuyển động được?

+ Các em học sinh áp dụng văn học thế nào để thuyết minh ý tưởng của mình?

+ Các em học sinh áp dụng kiến thức tâm lý thế nào để làm việc nhóm với nhau?

Lưu ý: Các cuộc thi mang tính tự nguyện, dành cho các học sinh yêu thích. Không ép buộc khiến các em có ấn tượng không tốt, chống đối. Điều này đi ngược lại mục đích của mô hình giáo dục STEM.

icon-date
Xuất bản : 14/01/2022 - Cập nhật : 16/01/2022