logo

Giáo án dạy trẻ cách xem đồng hồ

Hướng dẫn Giáo án dạy trẻ cách xem đồng hồ chi tiết, đầy đủ nhất. Trọn bộ giáo án mầm non dành cho giáo viên hay nhất.


Giáo án dạy trẻ cách xem giờ trên đồng hồ - Mẫu 1

Giáo án

Dạy trẻ xem giờ trên đồng hồ. Đối tượng : Trẻ 5- 6 tuổi.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ có biểu tượng ban đầu về thời gian.

- Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về đặc điểm của đồng hồ và biết được các chức năng của chúng: số, kim ngắn- kim giờ, kim dài- kim phút, kim dài nhất - kim giây.

- Dạy trẻ biết xem giờ đúng và biết biểu thị của giờ đúng. Vd: 8 giờ đúng 8:00.

2. Kỹ năng sau khi học

- Phát triển cho trẻ khả năng quan sát, tư duy ngôn ngữ, chú ý ghi nhớ có chủ đích và biết cách tạo giờ đúng trên đồng hồ.

- 90%-100% trẻ biết xem giờ đúng: Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào một số nào đó.

- Trẻ hát và vận động theo giai điệu bài hát “Vui đến trường”, “What time is it?”

- Qua tiết học trẻ biết vận dụng các kiến thức vào cuộc sống.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú với tiết học và có ý thức học tập.

- Giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian vì thời gian rất cần thiết cho con người.

II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ

1. Thiết bị dạy học của cô

- Bài giảng trên powerpont (nếu có).

- Mỗi lớp có 01 Đồng Hồ Mầm Non Dạy Học Gắn Nam Châm dành cho giáo viên.

- Bút viết bảng, xắc xô, còi, kèn.

2. Thiết bị học tập của trẻ

- Mỗi trẻ có một đồng hồ xem giờ.

Giáo án dạy trẻ cách xem đồng hồ hay nhất

Giáo án dạy trẻ cách xem giờ trên đồng hồ - Mẫu 2

Giáo án

Dạy trẻ cách xem giờ đúng trên đồng hồ

GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN

Đề tài: Dạy trẻ cách xem giờ đúng trên đồng hồ

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn

Số trẻ: 25-30 trẻ

Thời gian: 30-35 phút
 
I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đặc điểm và tác dụng của đồng hồ, biết chức năng của các chữ số và các kim trên đồng hồ.

- Nhận biết giờ đúng trên đồng hồ.

- Biết cách chơi, luật chơi của các trò chơi.

2. Kĩ năng:

- Biết cách tạo giờ đúng trên đồng hồ.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm. 

3. Thái độ:                             

- Giáo dục trẻ biết quý trọng và tiết kiệm thời gian. Có ý thức thực hiện đúng giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày.

- Hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô:

+ PowerPoint

+ 1 chiếc đồng hồ mô hình to cô đeo trên người để chỉnh giờ.

+ 3 bảng quay, một số hình đồng hồ cho trẻ chơi.

- Đồ dùng của trẻ:

+ Mỗi trẻ có 1 chiếc đồng hồ tự tạo có các kim quay được.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

HĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức

- Cô 1: cho trẻ đứng quanh cô. Giới thiệu khách và cho trẻ chào khách.

- Cô 2: đeo mô hình đồng hồ đi vào. (Hát là la….) Cô Đồng hồ xin các các bạn nhỏ lớp A1.

- Cô 1: Cô đồng hồ ơi! Hôm nay cô đến đây cô mang điều gì thú vị đến cho các bạn nhỏ lớp A1 vậy?

- Cô 2:  Hôm nay cô đến đây mang cho các  bạn nhỏ lớp A1 một điều bí mật. Trước khi tiết lộ cô muốn các bạn nhỏ A1 hãy hát tặng cô và các cô giáo bài hát gì nào!

- Cô 1: Bài hát “Chiếc đồng hồ” nhé!

- Cô cùng trẻ hát vận động bài “Chiếc đồng hồ”.

- Hỏi trẻ:

+ Các con vừa hát bài gì?

+ Chắc các bạn rất muốn biết hôm nay cô đồng hồ mang đến điều gì đúng không?

- Bây giờ mời các bạn nhỏ hãy về chỗ mình ngồi nào!

2. Phương pháp, hình thức tổ chức

* Giới thiệu về chiếc đồng hồ:

- Hôm nay cô đến đây để giúp các em tìm hiểu về đồng hồ và xem giờ đúng trên đồng hồ đấy!

- Cô 1: Hôm nay cô mời cô đồng hồ đến đây để hướng dẫn cho các con cách xem giờ đúng và cùng tham gia các trò chơi rất vui mà cô đồng hồ mang lại đấy!

+ Cô đố các con: Trên mặt đồng hồ có bao nhiêu số? (12 số)

-> Cho 1trẻ lên chỉ - Cả lớp đếm số!

+ Ai có nhận xét gì về các con số trên mặt đồng hồ? (đứng cách đều nhau)

=> Trên mặt đồng hồ có 12 chữ số, từ số 1 đến số 12, chúng được gắn cố định vào mặt đồng hồ và cách đều nhau đấy! Mời các con cùng đọc các chữ số với cô nào.

- Ngoài các con số ra, trên mặt đồng hồ còn có gì nữa? Trên đồng hồ có tất cả mấy kim?

=> Các con ạ, ngoài số ra trên mặt đồng hồ còn có 3 kim đấy! Các kim được gắn cố định vào 1 điểm giữa của đồng hồ, và chúng đều có thể quay được theo 1 chiều đấy!

- Độ dài của 3 kim như thế nào với nhau?

- Vậy theo các con kim ngắn nhất là kim gì?

- Còn kim dài hơn là kim gì?

- Kim dài nhất là kim gì?

=> Các con ạ, 3 chiếc kim đồng hồ có độ dài không bằng nhau, kim ngắn nhất là kim chỉ giờ, kim dài hơn là kim chỉ phút và kim dài nhất là kim chỉ giây đấy!

=> Cô chốt lại Đồng hồ có 12 số xếp theo đường vòng tròn, có 3 kim: kim ngắn nhất là kim chỉ giờ, kim dài hơn là kim chỉ phút,kim dài nhất là kim chi giây.

- Cô 2: Và đến thăm lớp A1 hôm nay cô đồng hồ có mang tặng các bạn nhỏ A1 mỗi bạn 1 chiếc đồng hồ xinh xắn đấy mời các em hãy lấy đồng hồ về chỗ để chúng mình cùng tham gia chơi nào!

* Dạy trẻ cách xem giờ đúng:

- Trước tiên để tham gia được trò chơi của cô Đồng hồ, cô sẽ dạy các con xem giờ đúng nhé!

+ Ai đã biết xem giờ rồi? Vì 

Bạn nhỏ nào cho cô biết giờ đúng là khi kim trên đồng hồ chỉ ntn?

=> Giờ đúng là khi kim phút và kim giây chỉ vào số 12, còn kim giờ chỉ vào 1 số bất kì trên mặt đồng hồ.

- Các con hãy quan sát xem đồng hồ đang chỉ mấy giờ? (2 giờ).

- Còn đây là mấy giờ? (3 giờ) Vì sao con biết đây là 3 giờ? (Kim phút và kim giây chỉ vào số 12, còn kim giờ chỉ vào số 3).

- Còn đây là mấy giờ? Vì sao con biết?

- Bây giờ các con hãy chỉnh đồng hồ vào giờ đúng theo yêu cầu của cô nhé! ( Cô yêu cầu trẻ chỉnh giờ)

- Yêu cầu trẻ chỉnh giờ theo ý trẻ. Cô hỏi trẻ về giờ trẻ chỉnh.

* Mở rộng:

- Ngoài cách xem giờ đúng thì trên đồng hồ còn có giờ hơn và giờ kém nữa đấy! Các con ạ, các số trên đồng hồ cách đều nhau và cách nhau 5 phút. Khung giờ bên phải (từ số 12 đến số 6) biểu thị giờ hơn, khung giờ bên trái (từ số 6 đến số 12) biểu thị cho giờ kém.

- Cô chỉnh kim đồng hồ và đưa ví dụ về giờ hơn, giờ kém, giờ rưỡi giới thiệu cho trẻ biết.

* Luyện tập:

- Cô 1: Cô đồng hồ ơi! Cô thấy các bạn nhỏ lớp A1 như thế nào? Có giỏi ko ạ?

- Cô 2: Các con giỏi quá và bây giờ cô đồng hồ sẽ kể cho các bạn nhỏ lớp A1 câu chuyện về 1 bạn nhỏ tên là Nam nhé!

- Các con sẽ xem và ghi nhớ lại những mốc thời gian mà bạn Nam thực hiện những hoạt động trong ngày vào những khoảng thời gian nào nhé!. Nào mời các con cùng xem nhé!

+ Ngủ dậy: 6h

+ Đi học: 8h

+ Ăn trưa : 10h

+ Đi ngủ: 12h

+ Bố Mẹ đón: 5h

- Vừa rồi các con đã được xem hình ảnh  về 1 ngày sinh hoạt của bạn Nam. Chào mừng các bé đến với trò chơi “Ai nhanh nhất” Trên màn hình sẽ xuất hiện lại những hình ảnh hoạt động của bạn A. Nhiệm vụ của các con là nhớ lại hành động đó diễn ra vào mấy giờ. Trong thời gian 5 giây, các con sẽ cùng chỉnh đồng hồ của mình đến đúng giờ đó. Hết 5 giây chúng mình sẽ cùng giơ cao đồng hồ và đọc thật to giờ các con vừa chỉnh lên. Các con đã rõ cách chơi chưa nào.

- Mời các con cùng đến với hình ảnh đầu tiên. (Hình ảnh bạn A thức dậy – 6h sáng). 5 giây bắt đầu. Các con chỉnh đồng hồ đến mấy giờ? Và đây là đáp án của chương trình. Cô Huế ơi hãy kiểm tra giúp cô Tuyết xem có bạn nào chỉnh nhầm thời gian không vậy?

- Rất giỏi, mời các con cùng đến với hình ảnh thứ 2. (Hình ảnh bạn Nam đi học – 8h). 5 giây suy nghĩ bắt đầu.

- Bạn nào có đáp án khác với đáp án của chương trình? Con đang chỉnh đồng hồ mấy giờ? Mời con chỉnh lại đồng hồ nhé!

- Chúng ta sẽ đến với hình ảnh tiếp theo. – ( Ăn trưa : 10h)

- 5 giây bắt đầu. Các con đã chỉnh được đồng hồ đến mấy giờ? Hãy nói cho cô và các bạn biết cách con làm? Và đây là đáp án của chương trình. 2 bạn ngồi cạnh nhau sẽ cùng kiểm tra kết quả của nhau giúp cô nào…

+ Đi ngủ: 12h

+ Bố Mẹ đón: 5h

* Luyện tập:

- Cô còn rất nhiều trò chơi muốn dành tặng cho các con, các con hãy nhanh tay cất đồng hồ và lại đây với cô nào.

- Chúng mình cùng đến với trò chơi đầu tiên với tên gọi: Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh

- Cách chơi: Trẻ được chia thành 3 đội lần lượt từng bạn 1 lên chọn đồng hồ chỉ giờ đúng gắn lên bảng. Đội nào nhanh gắn được nhiều đồng hồ đúng đội đó sẽ giành chiến thắng.

- Luật chơi: mỗi một lần lên chỉ được chọn 1 đồng hồ để gắn và khi về chạm vào tay bạn tiếp theo.

3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ

- Hôm nay các con được các cô dạy gì? Hôm nay về nhà các con sẽ để ý giờ đúng trên đồng hồ và nói cho bố mẹ biết nhé!Giờ sau cô sẽ dạy các con xem giờ hơn và giờ kém các con có đồng ý không?

- Còn bây giờ mời các con cùng chia về  nhóm chơi mà mình thích nhé:

+ Nhóm 1: Vẽ thêm kim cho đồng hồ chỉ giờ đúng.

+ Nhóm 2: Khoanh vào đồng hồ chỉ giờ đúng

+ Nhóm 3: Làm đồng hồ và cắt dán mặt và cùng tạo ra những chiếc đồng hồ mà mình thích dựa trên những nguyên vật liệu các cô đã chuẩn bị sẵn nhé! 
 

 
- Trẻ chào các cô
 
- Trẻ chào!
 
 
- Trẻ hát bài “Chiếc đồng hồ”.
-
 
 Trẻ về ngồi hình chữ U
 
 
 
 
 
- Trẻ quan sát chiếc đồng hồ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ đọc 12 chữ số
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
 
- Trẻ nghe cô hướng dẫn
 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
-Trẻ lấy đồ dùng và về hàng ngang.
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
 
 
 
- Trẻ chơi
- Trẻ chỉnh giờ đúng theo ý thích.
 
 
 
 
 
 
- Trẻ chơi
 
 
 
 
 
- Trẻ chơi
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Trẻ chơi trò chơi
 
 
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
 
 
 
 
 
- Trẻ chơi

Lời bài hát: Chiếc Đồng Hồ

Nhạc sĩ: Văn Nhân

Tình tang tinh tính tang tinh

Đồng hồ kêu nghe tiếng thanh thanh

Kim cây xinh xinh quay gấp nhanh nhanh

Tình tang tính tang tình tang tính tình

Quay cho em luôn cố gắng học hành

Tình tang tinh tính tang tinh

Đồng hồ kêu nghe tiếng thanh thanh

Kim cây xinh xinh quay gấp nhanh nhanh

Tình tang tính tang tình tang tính tình

Quay cho em luôn cố gắng học hành

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 29/03/2022