logo

Giáo án dạy trẻ cách nhặt rau ngót

Tổng hợp Giáo án dạy trẻ cách nhặt rau ngót chi tiết, đầy đủ nhất. Trọn bộ giáo án mầm non dành cho giáo viên dự thi học sinh giỏi hay nhất.


Giáo án dạy trẻ cách nhặt rau – Mẫu 1

GIÁO ÁN

Đề Tài : “Bé nhặt rau”

I. Yêu cầu

* Kiến thức:

- Cháu biệt lặt rau ăn lá (rau thơm,cải xanh, rau ngót),ngắt phần lá ,cọng, của rau để vào rỗ.

- Rửa sạch trước khi ăn, ngâm nước muối…không làm giập lá rau.

* Kĩ năng:

- Cháu rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

- Sự khéo léo của đôi tay.

* Thái độ:

- Giáo dục tính tự độc lập cho trẻ ,biết  phục mẹ làm bếp.

- Cháu biết ăn nhiều các loại rau giúp cơ thể mình mau lớn và khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị

- Cô và trẻ chuẩn bị:

+ Rau thật: rau ăn lá (rau thơm,cải xanh, rau ngót…..,rau ăn quả ( dưa leo,cà chua,đậu rồng ..)rau ăn củ ( cải đỏ,củ sắn…)

+ Rổ đựng, thau, 1 ít muối, dĩa, rỗ dựng.

+ Lớp học sạch thoáng.

Giáo án dạy trẻ cách nhặt rau ngót hay nhất

III. Nội dung hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Hoạt động 1: (5 phút)

- Lớp chơi trò chơi  “bắp cải xanh”.

- Chúng ta nhắc đến loại rau gì?

- Con biết gì về bắp cải?

- Bắp cải là loại rau ăn gì?

- Ngoài bắp cải ra bạn nào còn biết loại rau nào là loại rau ăn lá nữa?

- Ngoài ra còn có nhóm rau gì nữa?

- Khi ăn các loại rau chúng ta phải làm sao?

- Cô tóm ý giáo dục trẻ cách rửa rau, rau có nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể…Vậy chúng ta cùng vào bếp “lặt rau” nha!

- Cô lắc  trống.

2. Hoạt động 2: (10 phút)

- Trò chơi: hãy đoán nhanh

- Cô cho xuất hiện lần lược các đồ dùng (rỗ,các loại rau ăn lá: rau thơm, cải xanh, bồ ngót …, rau ăn quả (dưa leo, cà chua,đậu rồng ..) rau ăn củ (cải đỏ,củ sắn…) cho trẻ đoán.

- Chúng ta sẽ làm gì với rau và dụng cụ cô chuẩn bị sẵn? (Gợi ý cho trẻ nhớ lại với những vật dụng  của cô)

- Các con chú ý xem cô thực hiện nhé!

- Cô thực hiện mẫu:

- Đây là rau gì?

- Đối với những loại rau ăn lá như rau thơm, rau dắp cá… con sẽ lặt lấy phần lá, con chọn những lá xanh lá không bị úa vàng hay giập bỏ vào rỗ. Con nhớ khi lặt xong phần lá úa và cọng bỏ vào sọt rác nha!

- Lặt xong rau chúng ta làm gì?

- Đúng rồi chúng ta phải rửa rau. Nhưng rửa thế nào? Bạn nào giúp cô?

- Khi rửa các loại rau ăn lá con nhớ rửa bằng nước sạch.Chúng ta cần 1 cái thau lớn để rửa, cho nước vào thau,lấy rau thả vào nước con nhớ là rửa nhẹ tay vì rau ăn lá rất dễ giập lá.Chúng ta sẽ xem từng nắm nhỏ xem sạch chưa còn đất hay còn bụi,rơm rạ không.Sau đó con vớt rau ra rỗ .Bỏ nước và rửa lại 1 nước nữa.

- Sau đó chúng ta lại lấy nước mới nhớ là cho 1 ít muối vào ngâm,khoảng 2-3 phút Sau đó con vớ rau ra rỗ rồi tiếp tục rửa lại 1 nước nữa.Nhớ khi rửa rau con chỉ cần lấy nước vừa đủ rửa thôi không đề nước tràn ra thau và  làm nước ướt sàn nhà.

- Thế là công đoạn rửa rau chúng ta hoàn thành.

- Rửa xong ta trình bày rau ra dĩa.

- Tương tự đối với rau ăn quả như dưa leo,cà chua con cũng rửa tương tự như dưa leo,cà chua thì ta cần từng quả rồi dùng tay cọ sát quả cho quả sạch rồi cũng ngâm nước muối và rửa lại nước sạch.

- Chúng ta sẽ làm gì với rau này?

- Ăn rau, quả  cùng với cơm giúp ngon miệng và rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy các con cần tập ăn rau ngay hôm nay nhé!

3. Hoạt động 3: (15 phút)

- Trẻ khá thực hiện.

- Cho lớp thực hiện: Nhóm nào lặt xong và rửa sạch đúng theo cách cô hướng dẫn  và trình bày lên dĩa trước sẽ là đội thắng.

- Cô quan sát và giúp trẻ khi cần thiết.

4. Hoạt động 4: (5 phút)

- Nhận xét.

- Cắm hoa.

 

- Lớp tham gia chơi

- Trẻ kể

- Chú ý

- Dạ. Đồng thanh

 

 

 

- Hàng ngang

 

- Trẻ đoán

- Rau thơm

 

 

- Chú ý

 

 

- Rửa rau

 

- Trả lời

 

- Chú ý

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời

 

 

- 2 trẻ

- Trẻ về nhóm thực hiện.

- Trình bày sản phẫm

- Cắm hoa.

Hoạt động ngoài trời

- Nội dung tổ chức.

- Cho trẻ dạo chơi sân trường.

- Đàm thoại  chủ điểm “một số loại rau”.

I. Mục đích yêu cầu

- Cháu biết gọi tên một số loại rau- củ.

- Biết được đặc điểm  bên ngoài về màu sắc, hình dáng của các loại rau- củ cháu quan sát.

- Biết được lợi ích của các rau-củ đối với sức khỏe của mọi người.

II. Chuẩn bị

- Lớp học sạch sẽ thoáng mát.

- Trang trí lớp theo chủ đề.

- Cải xanh củ cải đỏ, quả bí xanh,…

 III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: (10phút)

- Quan sát: một số loại rau

2. Hoạt động 2: (5  phút)

- Củng cố PTTCXH:” Bé lặt  rau”

3. Hoạt động 3: (10 phút)

- Cung cấp kiến thức.

- PTNT: Một số loại rau

- Quan sát và đàm thoại

4. Hoạt động 4: (30 phút)

- Trò chơi: “bắp cải xanh”.

- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ.

- Cho lớp chơi.

 

- Quan sát và đàm thoại.

 

- Lớp nhắc lại.

 

 

 

- Quan sát và đàm thoại

 

 

 

- Trẻ chơi tự do

 


Giáo án dạy trẻ cách nhặt rau – Mẫu 2

Giáo án

Đề tài: CÁC LOẠI RAU BÉ BIẾT

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ ôn lại các loại rau ăn lá đã học.

- Trẻ thực hiện kĩ năng nhặt rau theo từng loại đặc trưng.

- Biết kể tên một số món ăn chế biến từ rau ăn lá.

- Phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn rau.

II. Chuẩn bị

- Một số loại rau ăn lá: rau muống, rau ngọt, cải ngọt, rau dền, bắp cải…

- Các câu đố về rau.

- Một số đồ dùng gia đình.

III. Tiến hành

1. Hoạt động 1: Thi xem ai nhanh

- Cô mô tả hình dạng các loại rau để trẻ nói tên và ngược lại.

- Cô nâng yêu cầu cao hơn, nói tên nhóm rau và phát hiện những loại rau không cùng nhóm.

2. Hoạt động 2: Bé trổ tài

- Chia trẻ làm 3-4 nhóm, mỗi nhóm chọn ra một rổ rau và tự thoả thuận cách nhặt rau trước khi chế biến.

- Rau ngót : tuốt lá

- Rau muống: ngắt lá (nhặt bỏ lá già, sâu)

- Bắp cải: tách từng lá

- Rau cải: tách từng bẹ

3. Hoạt động 3: Người đầu bếp giỏi

- Chia trẻ làm 3-4 nhóm, sử dụng rổ rau vừa nhắt , mỗi nhóm chế biến món ăn từ loại rau đó và noí tên các món ăn chế biến cho các bạn nghe.

- Gợi ý cho trẻ noí càng nhiều tên món ăn càng tốt.


Giáo án dạy trẻ cách nhặt rau – Mẫu 3

Giáo án: Một số loại rau bé biết

Lứa tuổi: 4-5 tuổi.

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số loại rau Cải bắp, su hào, cà chua ....biết phân nhóm các loại rau

- Biết các loại rau có rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.

- Kể tên các món ăn chế biến rau.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng học theo nhóm, phân nhóm các loại rau củ quả theo yêu cầu.

- Có kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn, có kỹ năng so sánh.

3. Thái độ:

- Trẻ thực hiện được các yêu cầu của cô.

- Biết được lợi ích của các loại rau. 

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn rau của trường.

II. Chuẩn bị

- 3 giỏ đựng rau su hào, cải bắp, cà chua,…

- Các loại tranh rau củ qủa, các loại rau củ quả bằng nhựa.

- Bảng ghi kết quả trò chơi.

- Hai bộ chữ số từ 1- 10. Các slide để tiến hành theo tiết học.

III. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cho trẻ đọc bài đồng dao: Họ rau

- Con hãy kể tên các loại rau con biết?

2. Hoạt động 2: Nội dung chính

- Trẻ kết 3 nhóm, mỗi nhóm một loại rau, yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận về rau của đội mình trong vòng 1 phút. 

(Sau đó từng đội lần lượt lên giói thiệu về rau của đội mình)

* Đội 1 rau ăn lá (Cải bắp): Đội 1 tự giới thiệu rau của đội mình, các đội còn lại bổ xung ý kiến.

- Cô gợi ý để trẻ nhận xét thêm về đặc điển của rau cải bắp.

(Bổ đôi rau bắp cải cho trẻ quan sát nhận xét). Giới thiệu cải bắp và hỏi trẻ:

+ Con được ăn món ăn gì chế biến từ rau bắp cải? 

+ Rau bắp cải cung cấp chất gì? 

+ VTM có tác dụng gì với cơ thể. Mở rộng các loại rau ăn lá (trẻ kể tên )

* Đội 2 rau ăn củ: Đội 2 đặt câu hỏi về củ su hào cho các đội khác trả lời, khi các đội trả lời đúng, thì cô đặt câu hỏi để trẻ nhận xét về đặc điểm củ su hào (Bên ngoài, bên trong (gọt vỏ cho trẻ xem), cách chế biến, kể tên các món ăn chế biến từ củ su hào).

-> Mở rộng rau ăn củ. Cũng hỏi trẻ su hào cung cấp chất gì? Có tác dụng gì đối với cơ thể?

* Đội 3 rau ăn quả (Quả cà chua): Hai đội đặt câu hỏi cho đội 3 trả lời sau khi các đội đặt câu hỏi và trả lời xong. Cô đàm thoại tương tự như củ su hào.

- Khái quát quả cà chua.

- Mở rộng rau ăn quả, sau khi trẻ kể tên các loại rau ăn quả xong cô sử dụng.

- Ngoài 3 nhóm rau ăn lá ăn quả, ăn củ còn có loại rau ăn hoa nữa đấy, chúng mình biết rau gì không?

- Cho trẻ so sánh điểm giống, khác nhau giữa 3 nhóm rau ăn củ, ăn quả, ăn lá.

- Cô khái quát: 

+ Giống nhau đều cung cấp VTM, dùng làm các món ăn như canh, xào.... 

+ Khác nhau cà chua rau ăn quả, su hàolà rau ăn lá, cà chua là rau ăn củ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố

+ Trò chơi 1: Tìm các loại rau không cùng loại

- Cách chơi ở trên mào hình có các slide, mỗi slide đều có rất là nhiều các loại rau. Vậy chúng mình hãy tìm những loại rau không cùng loại.

+ Trò chơi 2: Chung sức

- Cách chơi: (Chia làm 4 đội) Ở trên bàn có nhiều tranh ảnh về các loại rau ăn lá, ăn quả, ăn củ, ăn hoa. Mỗi đội sẽ lấy một loại hoa theo yêu cầu của cô trong vòng 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều rau đúng thì đội đó thắng.

- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, mỗi bạn chỉ được gắn một loại quả

- Nhận xét kết quả chơi: cho đếm kết quả chơi của mỗi đội và gắn số tương ứng

-> Công bố kết quả 3 đội.

 

- Trẻ đọc đồng dao

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ cùng thảo luận về các loại rau

 

 - Trẻ giới thiệu về loại rau vừa quan sát được

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ giới thiệu về loại rau vừa quan sát được

 

 

 

- Trẻ giới thiệu về loại rau vừa quan sát được

 

 - Trẻ so sánh

 

 

 

 

 - Trẻ chơi trò chơi

icon-date
Xuất bản : 21/03/2022 - Cập nhật : 29/03/2022