Câu trả lời chính xác nhất: Bài thơ lời chào là: Đi về con chào mẹ/ Ra vườn cháu chào bà/ Ông làm việc trên nhà/ Cháu lên: Chào ông ạ!/ Lời chào thân thương quá/ Làm mát ruột cả nhà/ Đẹp hơn mọi bông hoa/ Cháu kính yêu trao tặng/ Chỉ những người đi vắng/ Cháu không được tặng “chào”. Bài thơ lời chào có nội dung là: Bài thơ Lời chào của tác giả Phạm Cúc nói về một bạn nhỏ rất ngoan ngoãn, lễ phép, lời chào giống như một món quà mà bé tặng cho những người thân yêu trong gia đình. Ý nghĩa bài thơ lời chào là góp phần giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình, biết lễ phép chào hỏi người lớn.
Để giúp các bạn nhỏ hiểu hơn về câu hỏi Bài thơ "Lời chào" - Nội dung, ý nghĩa? và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới bài thơ Lời chào, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
Phạm Cúc
>>> Tham khảo: Lời bài thơ "Thuyền giấy"
Bài thơ lời chào có nội dung là: Bài thơ Lời chào của tác giả Phạm Cúc nói về một bạn nhỏ rất ngoan ngoãn, lễ phép, lời chào giống như một món quà mà bé tặng cho những người thân yêu trong gia đình.
Ý nghĩa bài thơ lời chào là góp phần giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình, biết lễ phép chào hỏi người lớn.
a. Mục tiêu
Kiến thức
Trẻ nhớ tên bài thơ và hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ cùng cô giáo
Kỹ năng
Đọc thơ to rõ ràng mạch lạc
Biết trả lời các câu hỏi của cô
Thái độ
Chú ý nghe cô đọc và đọc thơ cùng cô giáo
b. Chuẩn bị:
Tranh minh họa nội dung bài thơ
c. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Gây hứng thú
Cho trẻ cùng cô hát VĐMH bài: “Đi học về”
Khi đi học về bé biết chào ai?
Nghe cô khẳng định
HĐ2. Giới thiệu tác phẩm cô đọc mẫu: Có một bài thơ cũng nói về em bé biết chào mọi người trong GĐ khi đi học về. Đó là nội dung của bài thơ “Lời chào” của tác giả Phạm Cúc.
Cô đọc mẫu
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
Do ai sáng tác?
Giảng ND: Bài thơ kể về một em bé biết chào hỏi lễ phép người lớn khi đi học về
HĐ3. Giúp trẻ hiểu tác phẩm:
Cô vừa đọc bài thơ gì?
Trong bài thơ có những ai?
Đi học về bé chào ai?
Ra vườn bé chào ai? Bé chào ntn?
Gặp ông bé chào, bé nói như thế nào?
Lời chào của bé đẹp như gì?
Cô KĐ: Bé chào hỏi ông, bà, mẹ khi đi học về. Mọi người đều vui mừng khen bé là bé ngoan. Lời chào của bé đẹp hơn mọi bông hoa mà bé dành tặng cho những người thân yêu trong GĐ.
>>> Tham khảo: Bài thơ vội vàng của Xuân Diệu
Lời chào đi trước
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
Lời chào là hoa
Nở từ lòng tốt
Là cơn gió mát
Buổi sáng đầu ngày
Như một bàn tay
Chân thành cởi mở
Ai ai cũng có
Chẳng nặng là bao
Bạn ơi, đi đâu
Nhớ mang đi nhé!
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng phổ nhạc thành bài hát Lời chào của em.
Cháu chào ông ạ
Gà con nhỏ xíu
Lông vàng dễ thương
Gặp ông trên đường:
– Cháu chào ông ạ!
– Gà con ngoan quá!
Chú chim Bạc Má
Đậu trên cành cao
Gặp ông chim chào:
– Cháu chào ông ạ!
– Bạn chim ngoan quá!
Ngồi trên hòn đá
Một anh Cóc vàng
Cất giọng oang oang:
– Cháu chào ông ạ!
– Cóc vàng ngoan quá!
Nguyễn Thị Thảo
Chào hỏi
Đi học về đến cửa
Bé cất tiếng chào ngay
Bé khoanh tròn hai tay
Con chào ông bà ạ!
Chào cô, bác, chú, dì...
Em chào chị,chào anh
Ồ! Bé yêu ngoan quá!
Tác giả: Sưu tầm
Vì sao bé không chào người lớn?
Bé không chào người lớn có thể vì bé cảm thấy lạ lẫm, không quen thuộc. Có thể bé không cảm thấy quý mến hoặc gần gũi với người cần được chào nên bé không muốn chào. Cũng có thể do bé có tâm trạng không vui, đang mệt mỏi, cáu kỉnh. Hoặc đơn giản bé đang thể hiện bản thân có quyền “không chào”. Đây là trạng thái tâm lý bình thường và ba mẹ hãy tôn trọng trạng thái này ở trẻ để dạy con đúng cách.
Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép:
Không thúc ép trẻ chào hỏi
Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn, các bậc cha mẹ cần chú ý không nên thúc ép con để tránh tình trạng gây áp lực quá lớn và có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương. Việc thúc ép cũng sẽ tạo nên các cảm xúc tiêu cực ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy khó khăn hơn trong việc chào hỏi người lớn. Về lâu dài, trẻ sẽ bắt đầu rụt rè, nhút nhát và trở nên thụ động trong giao tiếp hằng ngày. Do vậy, phụ huynh cần hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn để con từ từ thích nghi và tự tin hơn trong giao tiếp với người khác.
Bố mẹ chào hỏi trước để làm gương cho con
Đây là cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng. Thay vì áp đặt và ép trẻ phải chào người lớn, bố mẹ hãy vui vẻ chào hỏi khi gặp ai đó để con học hỏi theo. Bố mẹ cũng nên tập thói quen chào hỏi trẻ mỗi khi con đi đâu đó về.
Trong trường hợp trẻ gặp người lớn và không chào, bố mẹ cũng đừng nên quát mắng hay trách móc, lớn tiếng với con ngay tại thời điểm đó. Hãy giữ bình tĩnh và trò chuyện với trẻ khi về nhà một cách nghiêm túc và tôn trọng con. Lúc này, bố mẹ nên kiên nhẫn để giải thích cho trẻ hiểu lý do con nên chào hỏi mọi người: việc chào hỏi là biểu hiện cho thấy sự tôn trọng người đối diện, giúp mọi người gần gũi và quý mến nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
-------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Bài thơ "Lời chào" - Nội dung, ý nghĩa? Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới bài thơ lời chào sẽ giúp các bạn nhỏ học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.