logo

Lời bài thơ "Thuyền giấy"

Câu trả lời chính xác nhất: Lời bài thơ "Thuyền giấy" là:

Bé trên bờ với xuống

Thả con thuyền trắng tinh

Thuyền giấy vừa chạm nước

Đã hối hả trôi nhanh...

Bé nhìn thuyền lênh đênh

Tưởng mình ngồi trên ấy

Mỗi đám cỏ thuyền qua

Là một làng xóm đấy!

Bé thích lắm reo lên

Thuyền vẫn trôi, trôi mãi

Bé vạch cỏ, vạch lau

Chạy bên thuyền giục, vẫy…

Thuyền phăng phăng trên nước

Bé băng băng trên bờ

Bé theo thuyền, theo mãi

Mặc ông trời chuyển mưa…

Trên đây là lời bài thơ "Thuyền giấy", vậy để hiểu chi tiết hơn về bài thơ "Thuyền giấy" mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng Toploigiai nhé!


1. Lời bài thơ "Thuyền giấy"

Bé trên bờ với xuống

Thả con thuyền trắng tinh

Thuyền giấy vừa chạm nước

Đã hối hả trôi nhanh

Bé nhìn thuyền lênh đênh

Tưởng mình ngồi trên ấy

Mỗi đám cỏ thuyền qua

Là một làng xóm đấy!

lời bài thơ thuyền giấy

Bé thích lắm reo lên

Thuyền vẫn trôi, trôi mãi

Bé vạch cỏ, vạch lau

Chạy bên thuyền giục, vẫy…

Thuyền phăng phăng trên nước

Bé băng băng trên bờ

Bé theo thuyền, theo mãi

Mặc ông trời chuyển mưa…

Tác giả: Phạm Hổ.

Tập thơ Chú bò tìm bạn (1956)

>>> Tham khảo: Lời bài thơ Việt Bắc


2. Đôi nét về tác giả Phạm Hổ

Nhà thơ Phạm Hổ sinh ngày 28-11-1926 tại Tỉnh Bình Định. Ông là Đảng viên Đảng CSVN; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.

Ông vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh. Nổi bật trong các sáng tác của ông là dành cho thiếu nhi; nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông.

Ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm 2007, hưởng thọ 80 tuổi.

Cuộc đời của nhà thơ Phạm Hổ

Ông xuất thân trong gia đình Nho học, học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế, thi đỗ Thành chung ở Quy Nhơn năm 1943.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm công tác tuyên truyền văn hoá cứu quốc ở thành phố Quy Nhơn.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội hoạ Liên khu V.

Năm 1950, ông ra Việt Bắc dự học Văn nghệ trung ương.

Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia sáng lập Hội Nhà Văn miền Bắc (1957) và cũng là một trong những người đầu tiên hình thành Nxb Kim Đồng. Sau ba năm làm việc tại đây, ông chuyển sang Nxb Văn học rồi về báo Văn Nghệ.

Ông từng giữ chức Phó tổng biên tập thứ nhất báo Văn nghệ, Phó trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn, Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam.

Giải thưởng và tặng thưởng:

- Giải chính thức về thơ, Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn năm 1985 cho tác phẩm "Những người bạn im lặng".

- Giải thưởng về kịch viết cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn và Hội Nghệ sỹ Sân khấu tặng cho vở kịch "Nàng tiên nhỏ thành ốc", năm 1986.

- Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn tổ chức năm 1967-1968 cho tác phẩm "Chú vịt bông".

- Tặng thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do Trung ương Đoàn tổ chức năm 1957-1958 cho bài thơ "Chú bò tìm bạn".

- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001.

Tác phẩm tiêu biểu : Những ngày xưa thân ái (thơ – 1957), Ra khơi (thơ – 1960), Đi vớ (thơ – 1967), Những ô cửa số, những ngả đường (thơ – 1976), Vườn xoan (truyện ngắn – 1964), Tình thương (tiểu thuyết – 1974), Chú bò tìm bạn (thơ – 1966), Những người bạn nhỏ (thơ – 1960), Bạn trong vườn (thơ – 1966), Chuyện hoa chuyện qủa (6 tập in từ 1974 đến 1994), Ngựa thần từ đâu đến (tập truyện – 1986), Nàng tiên nhỏ thành Ốc (bộ ba vở kịch – 1980), Cất nhà giữa hồ (tập truyện cổ tích – 1995).

>>> Tham khảo: Lời bài thơ Sóng Xuân Quỳnh


3. Cảm nhận về bài thơ "Thuyền giấy"

Nội dung bài thơ nói về niềm vui của một bạn nhỏ đang chơi với chiếc thuyền giấy của mình. Chiếc thuyền lênh đênh trên mặt nước khiến cho bạn nhỏ reo lên một cách đầy thích thú, rồi mải miết đuổi theo chiếc thuyền mặc cho trời chuyển mưa lúc nào không hay.

Bằng sự tinh tế và tình yêu dành cho trẻ nhỏ của mình, nhà thơ Phạm Hổ đã cho thấy sự đơn giản, hồn nhiên trong tâm hồn thơ trẻ. Bạn nhỏ say sưa vui chơi cùng với chiếc thuyền nhỏ, như muốn thả vào trong đó những ước mơ của mình. Tưởng tượng ra như mình đang ngồi trên chiếc thuyền ấy và bơi qua các làng xóm tươi đẹp.

Sự hóa thân của bạn nhỏ vào con thuyền ấy như tạo ra một thế giới mới, một thế giới đầy vui thú quanh mình giữa thuyền và nước, để có thể sống cùng với những ước mơ bình dị nhưng vô hạn của mình.

Hình ảnh “Thuyền phăng phăng trên nước” và “Bé băng băng trên bờ” diễn tả thú vị và độc đáo quá trình tương phùng giữa thực và mơ, giữa mơ và thực…

Ngoài bài thơ "Thuyền giấy" của nhà thơ Phạm Hổ ra, còn có rất nhiều bài thơ khác viết về hình ảnh các con thuyền, được nhiều các bạn nhỏ vô cùng yêu thích. Ban biên tập của Thế giới cổ tích đã dành thời gian sưu tầm, chọn lọc và xin chia sẻ đến phụ huynh và các bạn nhỏ cùng thường thức.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi lời bài thơ "Thuyền giấy" và cung cấp kiến thức về tác giả cũng như cảm nhận về bài thơ. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022