logo

Giáo án bài công dân với các quyền tự do cơ bản lớp 12

Hướng dẫn Giáo án bài công dân với các quyền tự do cơ bản lớp 12 đầy đủ, chi tiết nhất, giúp thầy và trò có những tiết học sôi nổi hiệu quả.


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền bảo đảm an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận.

- Trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

Giáo án bài công dân với các quyền tự do cơ bản lớp 12

2. Về kĩ năng

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3. Về thái độ

- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.


II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự phê phán...


III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định


IV. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Thảo luận nhóm.

- Xử lý tình huống

- Đọc và hợp tác.

- Phương pháp trực quan.


V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.


VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Trình bày chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

3. Bài mới

a) Khám phá

b) Kết nối: Mỗi công dân Việt Nam đều có những quyền tự do nhất định được ghi nhận trong Hiến pháp. Bài học này, giúp chúng ta tìm hiểu các quyền tự do cơ bản như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; quyền tự do ngôn luận.

Hoạt động 1: Khái niệm quyền tự do cơ bản của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV sử dụng tình huống trong SGK:

Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

GV hỏi:

­ Tại sao việc làm này của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

HS trao đổi, trả lời.

Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài học, GV đặt câu hỏi:

­ Thế nào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Cả lớp trao đổi, đàm thoại.

GV giảng:

Quyền BKXP về thân thể có nghĩa là: Không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Nội dung kiến thức

1/Các quyền tự do cơ bản của công dân

a) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Khái niệm:

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Hoạt động 2: Nội dung, ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Hoạt động của thầy và trò

GV:

Vậy có khi nào pháp luật cho phép bắt người không?

Lớp trao đổi, đàm thoại.

GV kết luận:

Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người:

+ Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật cho phép có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ xác đáng chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (theo nội dung trong SGK).

+ Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (theo nội dung trong SGK).

GV lưu ý:

+ Trong trường 1:

+ Trong trường 2;

+ Trong trường 3:

GV hỏi:

­ Tại sao pháp luật lại cho phép bắt người trong những trường hợp này?

HS trao đổi, đàm thoại.

GV kết luận:

Vì để giữ gìn trật tự, an ninh, để điều tra tội phạm, để ngăn chặn tội phạm.

GV giúp HS rút ra ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Hoạt động 3: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

GV lần lượt nêu các câu hỏi đảm thoại:

­ Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe dọa thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào?

­ Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được không?

HS:

-Thảo luận nhóm theo 2 nhóm

-Đại diện nhóm trả lời

-Các nhóm khác lắng nghe bổ sung.

GV chốt lại:

GV sử dụng tình huống trong SGK cho HS thảo luận:

A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp.

GV: Thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác?

Cả lớp đàm thoại.

GV chốt ý.

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

­ Đối với quyền này của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?

HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

GV kết luận: PL nước ta nghiêm cấm những hành vi:

+ Đánh người, giết người, đe dọa giết người, làm chết người, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Nội dung kiến thức

Nội dung:

Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.

Theo quy định của pháp luật, chỉ được bắt người trong ba trường hợp sau đây, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật qua định:

TH1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam

TH2: Bắt người trong TH khẩn cấp được tiến hành khi thuộc một trong ba căn cứ theo quy định của pháp luật và chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh bắt

TH3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã

Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất

ï Ý nghĩa:

Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

*Khái niệm:

Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

*Nội dung:

Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

­ Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

­ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.

­ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.

*Ý nghĩa:

­ Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.

­ Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

4. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS cũng cố những gì đã biết về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ,biết ứng xử phù hợp đúng pháp luật.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 2 SGK trang 66.

- HS làm bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả , lớp bổ sung ý kiến

- GV chính xác hóa kiến thức

5. Hoạt động vận dụng

* Mục tiêu:

- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống bối cảnh mới nhất là vận dụng vào cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lí và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành:

a, Tự liên hệ:

- Bằng kiến thức đã học, em hiểu biết gì về quyền bất khả xâm phạm về thân thể? Liên hệ bản thân?

b, Nhận diện xung quanh:

- Em hãy nêu những ví dụ về những hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

c, GV định hướng HS:

- HS tôn trọng và thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

- HS làm bài tập 3 trong SGK, trang 66.

d, HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.

icon-date
Xuất bản : 07/03/2022 - Cập nhật : 09/03/2022