logo

Phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Câu hỏi: Phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Trả lời:

Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng như: phương pháp thông báo – giải thích; phương pháp phân tích ngôn ngữ; phương pháp rèn luyện theo mẫu; và đặc biệt là phương pháp giao tiếp.

Theo quan điểm giao tiếp, phương pháp tốt nhất để dạy tiếng Việt bằng quan điểm giao tiếp là phải hướng học sinh vào hoạt động nói năng. Đó là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện nhiệm vụ của quá trình giao tiếp có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia và hoạt động giao tiếp.

Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: giáo viên tạo tình huống có vấn đề, kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ ở học sinh 

Bước 2: học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề và trình bày trước tập thể

Bước 3: giáo viên nhận xét và học sinh cùng rút kinh nghiệm.

Dạy học Tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp góp phần quan trọng vào việc phát triển lời nói cho học sinh. Hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện vừa là mục đích của việc dạy học tiếng Việt. Học tiếng Việt chúng ta không chỉ biết về nó mà phải sử dụng thành thạo nó biến nó thành vũ khí vào tư duy và giao tiếp.

Muốn thực hiện được điều này, giáo viên phải nắm được tâm lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhân kiến thức, tính hệ thống logic của kiến thức cung cấp cho các em.

Ngoài ra, cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác nhé!


1. Phương pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học thực ra là các hình thức kết hợp về hoạt động của người dạy và người học với mục tiêu hướng vào một việc để cùng đạt được một mục đích cung cấp và lĩnh hội tri thức.

Phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

2. Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

Ranh giới của phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học rất gần nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rõ một điều là khái niệm của phương pháp dạy học rộng hơn, bao quát hơn, còn thủ pháp dạy học lại hẹp hơn. Nếu phương pháp dạy học chú ý đến cả một quá trình thì thủ pháp dạy học lại chỉ chú ý đến một thời điểm nào đó trong suốt thời gian diễn ra quá trình đấy.

3. Nội dung của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt             

Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

Về kiến thức: Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ, các kiến thức cơ bản trong chương trình, SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo sáu mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, ... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.

4. Hai quá trình của giao tiếp            

Quá trình sản sinh lời nói

Về bản chất, nói năng cũng là một hoạt động: hoạt động lời nói. Các hành vi nói năng có biểu hiện rất đa dạng nhưng lại có một cấu trúc chung. Cấu trúc này bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định  hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình và kiểm tra kết quả.

Quá trình tiếp nhận lời nói

Tiếp nhận lời nói là hoạt động giải mã từ lời thành ý, là hoạt động nghe hoặc đọc để hiểu những điều mà người nói / người viết thể hiện qua ngôn bản. Việc tìm hiểu nội dung lời nói không thể chỉ dừng lại ở ý nghĩa tường minh mà còn phải chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn, không chỉ biết đến nội dung sự vật mà còn phải thấu hiểu cả nội dung liên cá nhân của lời nói mà ta nghe hay đọc.

5. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt               

Quan điểm giao tiếp trong việc dạy – học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, có chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tĩnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng lực ngôn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải hoạt động để thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp. Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy về phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.

Quan điểm giao tiếp cũng phù hợp với mục tiêu của môn học: môn ngôn ngữ nói chung và phân môn TV nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngôn ngữ … mà còn không thể thiếu được những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu của môn học.

Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, phân môn TV tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng TV trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.

Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp.

Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, GV phải dạy cho HS được học, được tập giao tiếp ở trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Biết nói năng, quan hệ ngôn ngữ đúng vai trò, đúng mục đích với người xung quanh, biết nêu nhận xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ... (không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn như trước đây). Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức.

icon-date
Xuất bản : 06/02/2022 - Cập nhật : 24/05/2023