logo

Giáo án sinh 11

Hướng dẫn soạn Giáo án Sinh 11 hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa do Top lời giải sưu tầm biên soạn, là tài liệu hữu ích giúp thầy và trò có những tiết học đạt hiệu quả cao.


Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.

3. Thái độ:

- Biết cách chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất.

- Vận dụng được kiến thức bài học vào thực tiễn

4. Năng lực

a, Năng lực chung.

- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực công nghệ thông tin.

b, Năng lực đặc thù.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

- Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

- Năng lực sáng tạo

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK,máy chiếu.

2. Học sinh: SGK,đọc trước bài ở nhà.

III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu rễ là cơ quan hấp thụ nước:

GV: Dựa vào hình 1.1 hãy mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ?

HS: Quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → KL.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, kết hợp hình 1.1 trả lời câu hỏi:

- Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào?

- Tế bào lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và khoáng như thế nào?

- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh.

HS: Nghiên cứu mục 2, quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.

GV: yêu cầu HS dự đoán sự biến đổi của tế bào khi cho vào 3 cốc đựng 3 dd có nồng độ ưu trương, nhược trương và đẳng trương → cho biết:

- Nước được hấp thụ từ đất vào rễ theo cơ chế nào? Giải thích?

- Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút ntn?

- Hấp thụ động khác hấp chủ động ở điểm nào?

HS: Quan sát → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: cho HS quan sát hình 1.3 SGK yêu cầu HS:

- Ghi tên các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng vào vị trí có dấu “?” trong sơ đồ.

- Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo một chiều?

HS: Quan sát hình → trả lời câu hỏi.

TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnhhưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ

GV: Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ ntn? Cho ví dụ.

HS: nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.

I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG.

1. Hình thái của hệ rễ:

2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:

- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút, làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.

- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.

II. CƠ CHẾ HẤP THU NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ.

1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.

a. Hấp thụ nước:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động(thẩm thấu): đi từ môi trường nhược trương vào môi trường ưu trương trong tế bào long hút cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.

b. Hấp thụ muối khoáng.

Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:

+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+ Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.

2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.

- Theo 2 con đường:

+ Con đường gian bào: Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ.

+ Con đường tế bào chất: Từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng là: Nhiệt độ, ánh sáng, oxy, pH, đặc điểm lí hóa của đất…

- Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường

[CHUẨN NHẤT] Giáo án sinh 11

Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức:

Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển.

Thành phần của dịch vận chuyển.

Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ: Tích cực học tập, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK,Máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp học (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

C1. Trình bày cơ chế hấp thụ nước, ion khoáng ở rễ cây

C2. Giải thích vì sao các cây sống trên cạn không sống được trên đất ngập mặn

3. Bài mới (40p)

 

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 trả lời câu hỏi:

- Hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây?

- Hãy cho biết quản bào và mạch ống khác nhau ở điểm nào?

- Vì sao mạch gỗ rất bền chắc?

HS: Quan sát hình 2.1, nghiên cứu thông tin SGK → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ?

HS: Nghiên cứu mục 2 → trả lời câu hỏi.

GV: Cho HS quan sát hình 2.3, 2.4, trả lời câu hỏi:

- Hãy cho biết nước và các ion khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ những động lực nào?

HS: nghiên cứu mục 3 → trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 2: Tìm hiểudòng mạch dây.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.2, 2.3, đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- Mô tả cấu tạo của mạch dây?

- Vai trò của tế bào ống rây và tế bào kèm?

- So sánh cấu tạo của mạch rây và mạch gỗ?

HS: Quan sát hình 2.2, 2.3 và thông tin SGK để trả lời.

GV: Thành phần của dịch mạch dây?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK → trả lời câu hỏi.

GV: Động lực vận chuyển?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK → trả lời câu hỏi.

GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.

GV: Từ đó nêu điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch dây?

HS: Thảo luận nhóm để trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận.

I. DÒNG MẠCH GỖ

1. Cấu tạo của mạch gỗ.

- Mạch gỗ gồm các tế bào chết được chia thành 2 loại: quản bào và mạch ống.

- Các tế bào cùng loại không có màng và các bào qan tạo nên ống rỗng dài từ rễ đến lá- Dòng vận chuyển dọc.

- Các tế bào xếp sát vào nhau theo cách lỗ ben của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia-Dòng vận chuyển ngang.

- Thành mạch gỗ được linhin hóa tạo mạch gỗ bền chắc.

2. Thành phần của dịch mạch gỗ.

Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

- Lực đẩy (Áp suất rễ).

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

II. DÒNG MẠCH RÂY

1. Cấu tạo của mạch rây

- Mạch rây gồm các tế bào sống, không rỗng được chia thành 2 loại: Tb ống rây và tb kèm.

- Tế bào ống rây là loại tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển.

- Tế bào kèm nằm cạnh tế bào ống rây, cung cấp năng lượng cho tế bào ống rây.

2. Thành phần của dịch mạch rây.

Dịch mạch rây gồm:

- Đường saccarozo (95%), các aa, vitamin, hoocmon thực vật, ATP…

- Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.

3. Động lực của dòng mạch rây.

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi tổng hợp saccarôzơ)c ó áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa (rễ, hạt: nơi saccarôzơ được sử dụng, dự trữ) có áp suất tháp hơn.

4. Luyện tập – Vận dụng (3p)

Hãy chọn câu đúng nhất  sau:

1/ Mạch gỗ được cấu tạo như thế nào

A / Gồm các tế bào chết

B/ Gồm các quản bào và mạch ống

C/ Các tế bào cùng loại nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên thân

D / A, B, C đều đúng

2/ Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác

A / Trọng lực

B / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu

C / Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa

D / Áp suất của lá

5. Mở rộng (4p)

1. Nếu có một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?

Đáp án: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên. 

2. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt? 

Đáp án: Ban đêm, cây vẫn hút nước và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, không khí đã bão hòa hơi nước , nước không thể hình thành hơi để thoát ra ngoài mà ứ lại ở tận các đầu cuối của lá. Hơn nữa, do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt , hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 16/03/2022