logo

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 1: Sức hấp dẫn của kể chuyện (KNTT)

Hướng dẫn Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 1: Sức hấp dẫn của kể chuyện ngắn gọn hay nhất, nằm trong bộ sách bài tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức bài học tốt hơn.

SBT Ngữ văn 10 Bài 1: Sức hấp dẫn của kể chuyện


Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Thần Trụ Trời trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 11 – 12) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.

2. Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần Trụ Trời?

3. Vì sao thần Trụ Trời lại được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ?

4. Nếu nhận xét về cách miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của thần Trụ Trời.

5. Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy nhận thức của người nhảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy xưa về thế giới.

6. Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 12 – 13) và trả lời các câu hỏi:

1. Chỉ ra các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí và hành động của thần Sét.

2. Thần Sét đã mắc phải sai lầm gì và bị Ngọc Hoàng trừng phạt như thế nào?

3. Phân tích mối liên hệ giữa hình tượng thần Sét với các hiện tượng trong tự nhiên?

4. Thần thoại phản ánh thế giới quan “vạn vật hữu linh” của người xưa. Thế giới quan ấy được thể hiện như thế nào trong truyện Thần Sét?

5. Phân tích những chi tiết thể hiện chức năng suy nguyên của truyện Thần Sét.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 13) và trả lời các câu hỏi:

1. Hình dạng của thần Gió có gì đặc biệt? Vì sao thần lại có hình dạng đặc biệt như vậy?

2. Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên nhằm mục đích gì?

3. Chuyện gì đã xảy ra giữa con người và các vị thần (thần Gió, Ngọc Hoàng)?

4. Câu chuyện về các nhân vật thần trong truyện Thần Gió thể hiện cách hình dung như thế nào của con người thời cổ đại về thế giới tự nhiên?

5. Truyện Thần Gió thể hiện những chức năng nào của thần thoại suy nguyên?

Bài tập 4. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Ông Sằn Nông…” Ông Sằn Nông thường đi trong các rừng núi, gặp nhiều thứ quả, thứ hạt. Ông có phép mời được các loại hạt, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở. Mùa xuân các hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ. Năm ấy, Sẵn Nông đi xa không về kịp mùa lúa. Thóc ngô ngoài đồng đã chín, rủ nhau kéo về nhà. Bà vợ Sản Nông đang gội đầu, chưa mở được kho, sắp được bồ. Bà bảo thóc hãy đợi ngoài cửa. Thóc đợi mãi, là bà chỉ lo chải vuốt mái tóc của mình. Thóc giục giã ầm lên, vì trời nắng to, chúng chen chúc mãi ngoài cửa bị nóng bức quá. Chúng chen nhau rồi đánh nhau túi bụi đất cát tung mù lên. Gió thổi làm bụi bậm và một số hạt thóc bám lên đầu lên cổ bà. Bà tức quá, vác gậy đánh chúng, vừa đánh vừa chửi. Thóc kéo nhau ra ruộng, thể từ nay không bò về nữa.

Sản Nông trở về không biết làm thế nào. Ông mắng vợ rồi bỏ đi, ra ruộng dỗ dành, nhưng thóc không chịu. Buồn rầu, ông nắm lấy một nắm thóc bay thẳng lên trời. Nắm thóc ấy tung ra, rải rác thành các ngôi sao, còn chỗ tụ lại thì thành sông Ngân Hà bây giờ. Còn dưới trần gian từ đó, khi lúa chín, con người phải mang hải liềm ra gặt.

(Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr. 103)

1. Nếu các sự kiện chính của truyện Ông Sẵn Nông.

2. Chỉ ra những lời kể mang tính suy nguyên trong văn bản.

3. Nhân vật chính trong truyện kể trên là ai? Nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì?

4. Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm gì? Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm gì của họ về thế giới?

5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi nào trong cuộc sống của con người cổ sơ?kiếm được ở đâu mà tốt thế. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Ta khuyên thầy Quản nên tìm về nhà quê mà chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành mạnh.

6. Sưu tầm một truyện thần thoại suy nguyên của dân tộc khác có nội dung tương tự với truyện Ông Sản Nông. So sánh và nhận xét về điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

* Lời giải:

Bài tập 1:

1.

- Thời gian: Truyện Thần Trụ Trời được kể vào thời điểm chưa có vũ trụ.

- Không gian: Đất, trời.

- Sự kiện chính: Bằng sức mạnh của mình, Thần Trụ Trời đã tách trời và đất làm hai không gian riêng.

2. Trong truyện Thần Trụ Trời, vũ trụ thuở sơ khai được hình dung: Khi chưa có muôn vật và loài người, trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm.

3. Thần Trụ Trời được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ bởi vì theo quan niệm của dân gian, thần tạo ra nhân gian. Trời và đất thuở ấy muốn tách ra cần người có sức mạnh phi thường. Chính bởi lí do này mà người viết đã miêu tả Thần Trụ Trời với dáng vấp cao lớn, khổng lồ.

4. Công việc kiến tạo vũ trụ của Thần Trụ Trời được tác giả mô tả một cách gần gũi, tựa như công việc lao động của con người. Dù tách biệt trời và đất làm hai đòi hỏi nhiều sức lực nhưng Thần vẫn cần mẫn làm việc để giúp trời đất thoát khỏi vùng hỗn độn, tối tăm.

5. Sau khi được kiến tạo, trời và đất được phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông còn trời như cái bát úp, chỗ ranh giới được gọi là chân trời. Với cách miêu tả này, có thể thấy rằng, nhận thức của con người thuở bấy giờ vô cùng hồn nhiên, tự nhiên khi nói về sự ra đời hiện tượng tự nhiên.

6. Những lời kể mang tính suy nguyên trong truyện Thần Trụ Trời:

- “Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời”; “Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng”: ở đây, tác giả đã giải thích cho chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc, sự ra đời của đất và trời.

- Lời bài vè“Nhất ông đếm cát/ Nhì ông tát bể (biển)…”: ở đây, tác giả giới thiệu cho chúng ta biết về sự hình thành của các sự vật trong vũ trụ.

Bài tập 2.

1. Các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí, hành động của thần Sét:

- Thần Sét là một vị hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, mình mẩy đen thui chỉ vận một cái khố, lưng đeo trống, tay cầm một lưỡi búa đá.

- Mỗi lần xử án, thần Sét thường đánh trống đeo bên mình làm thành tiếng sấm rồi thần tự trên trời nhảy xuống tận nơi, trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân, bổ ngay búa vào đầu.

- Tính tình thần Sét cực kì nóng nẩy, hễ được lệnh Trời sai là đi ngay, thấy là đánh liền cho nên có lúc đánh lầm làm cho người vật chết oan.

2. Thần Sét đã mắc sai lầm: đánh nhầm làm người vật chết oan nên đã bị Ngọc Hoàng bắt nằm yên không được cựa quậy ở một góc rừng trên trời. Con gà thần của Trời thỉnh thoảng lại đến mổ một cái đau điếng mà thần Sét đành phải nằm im.

3. Mối liên hệ: Các nhân vật thần thoại được người viết hiện thực hóa dựa trên các hiện tượng tự nhiên diễn ra trong cuộc sống. Đối với nhân vật thần Sét, dân gian đã sáng tạo thần với tính khí nóng nảy, gương mặt hung dữ, được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ trừng trị kẻ có tội bằng cách đánh vào đầu và không làm việc vào mùa đông.

4. Trong truyện Thần Sét, thế giới quan “vạn vật hữu linh” của người xưa được thể hiện ở việc mô tả thần hệt như loài người cũng có ngoại hình, tính cách và công việc thực thi.

5. Chi tiết thể hiện chức năng suy nguyên của truyện Thần Sét:

- Thần Sét chuyên thi hành lệnh Trời theo luật thiên đình đã xử công việc ở trần gian… Theo lệnh Trời, thần Sét xử phạt những người gây nên tội ác có hại đến nhân mạng mà khéo che đậy hoặc luật pháp trần gian không xét xử đến: lí giải công việc mà Thần Sét thực hiện.

- Mỗi lần xử án, thần Sét thường đánh trống đeo bên mình làm thành tiếng sấm rồi thần tự trên trời nhảy xuống tận nơi, trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân, bổ ngay búa vào đầu: lí giải việc con người thường bị sét đánh trúng đầu.

- Thần Sét thường ngủ về mùa đông: lí giải hiện tượng tự nhiên thường không xảy ra vào mùa đông.

- Mỗi lần sấm chớp, sợ Thần Sét xuống, người ta thường bắt chước tiếng gà gọi để dọa thần Sét tránh đi nơi khác: xuất phát từ việc Thần Sét bị Ngọc Hoàng cho gà mổ nên sợ gà mà dân gian đã sử dụng để ngăn chặn thần Sét đánh lầm người.

Bài tập 3.

1. Hình dáng:

- Kì quặc.

- Không có đầu.

Sở dĩ thần Gió có hình dạng đặc biệt như vậy là bởi thực tế, gió hay những cơn lốc xoáy không có hình thù nhất định.

2. Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên nhằm mục đích:

- Tính khó lường trước của gió. Gió có thể đến bất cứ lúc nào.

- Khi nào thấy cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân tức là chuẩn bị có gió đến trần gian. Điều này giúp dân gian phòng tránh được những rủi ro cần thiết.

Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên không chỉ có chức năng lí giải hiện tượng tự nhiên mà còn giải thích hành vi, tập tục của cộng đồng:

3. Khi bị con trai Thần Gió làm mất bát gạo mà ông ta phải cất công đi đường xa để về nấu cháo cho vợ, quá bất bình, ông đã kiện lên thiên đình.

4. Con người thời cổ đại về thế giới tự nhiên rất đỗi tự nhiên, không phức tạp. Dựa trên các nhân vật thần, có thể nhận thấy, thần cũng có tính cách hệt con người và khi làm việc gì sai trái, tương tự như loài người, thần cũng phải hứng chịu hình phạt thích đáng. Điều này thể hiện được sự công bằng trong nhân gian.

5. Truyện Thần Gió thể hiện chức năng của thần thoại suy nguyên:

- Lí giải nguồn gốc, đặc điểm của hiện tượng tự nhiên dựa trên những điều mà nhân gian trông thấy, phát huy trí tưởng tượng của mình xây dựng nên nhân vật thần.

- Đồng thời, nêu lên cách nhận biết hiện tượng tự nhiên để con người có thể phòng ngừa trước những hiểm họa.

Bài tập 4.

1. Sự kiện chính:

- Ông Sằn Nông có phép mời được các loại hát, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở.

- Khi đến mùa, thóc kéo nhau về nhà nhưng vợ Sằn Nông lại mải chải chuốt mái tóc mà không mở cửa kho khiến thóc chen rồi đánh nhau túi bụi. Vì vài hạt thóc bám lên đầu bà nên vợ Sằn Nông vác gậy vừa đánh vừa chửi khiến thóc giận kéo nhau ra ruộng.

- Ông Sằn Nông biết chuyện bèn ra ruộng dỗ dành nhưng không thành. Quá buồn, ông nắm thóc bay lên trời hóa thành những ngôi sao.

2. Lời kể mang tính suy nguyên:

- Khi lúa chín, con người phải mang hải liềm ra gặt: giải thích cho việc con người khi đến mùa lúa chín phải ra ruộng gặt lúa.

3. Nhân vật chính: ông Sằn Nông.

Mục đích: giải thích cho việc tại sao khi đến mùa lúa chín, con người phải ra ruộng gặt chứ lúa không tự kéo nhau về nhà nữa.

4. Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm: tự sinh trưởng, đến mùa thì chúng tự tìm về nhà, vào trong kho của nhà dân. Hơn hết, chúng cũng có cảm xúc giống loài người.

Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm vạn vật hữu linh.

5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi: Con người đã biết tìm kiếm, mày mò, sáng tạo cái ăn, không còn phụ thuộc vào tự nhiên.

6. Sưu tầm: 

* Truyện Thần Lúa của dân tộc Tày:

Ngày xưa có một người đàn bà nghèo, tuổi cao rồi mới sinh được một cậu con trai. Bà đặt tên con là Pọ Khâu (có nghĩa là Bố Lúa), ý mong mỏi con sẽ không phải ăn trái cây, lá rừng quanh năm suốt tháng như mình.

Pọ Khâu lớn lên rất khỏe. Sức vật ngã cả trâu đực.

Pọ Khâu rất yêu thương mẹ. Mẹ ốm nặng, Pọ Khâu lo lắm. Ai mách thuốc gì, ở đâu, dù phải leo đèo, lội suối, Pọ Khâu cũng đi. Nhưng không thuốc nào chữa khỏi. Thật ra, bà mẹ đói, thèm bát cơm.

Một hôm trên đường đi tìm lá thuốc cho mẹ, Pọ Khâu nằm nghỉ bên suối. Một con chim cu đất bay qua gáy:

Muốn mẹ khỏi đau
Lấy lúa cho mau
Về ăn thì khỏi.

Pọ Khâu giật mình, vùng dậy hỏi:

– Ở đâu có lúa, hỡi cu đất?

Chim cu lại gáy:

Yêu tinh mặt đỏ
Tích lúa đầy hang.

– Nó ở đâu? Pọ Khâu hỏi.

Cu đất hất mỏ chỉ ngọn núi cao rồi cất cánh bay đi. Bay được một quãng, cu đất quay lại, khẽ dặn:

Muốn giết yêu tinh
Phải rình lúc ngủ.

Pọ Khâu về nhà rèn một ngọn lao vừa dài, vừa nhọn, đi tìm yêu tinh. Anh đi hết chín châu, mười mường mới đến được ngọn núi cao, thấy vết chân nó chi chít trên sườn núi.

Anh theo vết chân, đến một cái hang rộng. May quá! Nó đang ngủ. Mặt nó đỏ như củ nâu chín, râu nó dài như rễ cây si. Nó ngáy to như sấm, thở phì phà phì phò làm cho cây cối nghiêng như có gió mạnh thổi. Người nó to bằng mười con voi.

Con yêu tinh vẫn ngáy như sấm, thở phì phà phì phò. Nó há miệng. Pọ Khâu nhanh như sóc, bám vào râu nhảy phắt lên cổ nó, phóng luôn mũi lao vào cuống họng yêu tinh. Nó kêu rống lên đau đớn rồi khạc khạc… Mũi lao phóng mạnh quá, cắm ngập vào cổ họng nó rồi. Nó giẫy giụa, máu chảy ào ra như suối.

Pọ Khâu bị nó hất một cái bay ra cửa hang. Anh ngất đi. Một lúc sau, tỉnh lại, anh vào hang thấy yêu tinh mặt đỏ đã nằm chết cứng.

Đúng như cu đất nói, thóc lúa chất đầy cả hang. Pọ Khâu xúc một gùi thóc mang về rồi gọi dân bản lên cùng lấy.

Pọ Khâu xay lúa, giã thành gạo, nấu cơm, làm bánh cho mẹ ăn. Quả nhiên, mẹ được ăn cơm, ăn bánh, bệnh giảm dần rồi khỏi hẳn. Cũng từ đó dân bản có thóc ăn, không ai phải ăn trái cây, lá rừng như trước nữa. Mọi người ra sức phát nương, trồng lúa, cuộc sống trong bản ấm no vui hẳn lên.

Về sau, để nhớ ơn Pọ Khâu, người dân tôn anh là Thần Lúa. Ngày giỗ ngày Tết bao giờ người ta cũng đặt trên bàn thờ một mâm gạo trắng.

Nhận xét:

Một câu chuyện lí giải nguyên nhân con người phải tự mình thu hoạch lúa và một câu chuyện lại chỉ ra nguồn gốc của những hạt lúa, song chúng đều thể hiện mong ước về cuộc sống ấm no, đủ đầy của con người. Con người muốn tìm cái ăn, tất yếu phải lao động, sáng tạo, mày mò, tìm kiếm.

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 15 – 19) và trả lời các câu hỏi:

1. Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã giới thiệu và nhấn mạnh nét tính cách nào ở nhân vật Tử Văn?

2. Tóm tắt các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện ấy được trình bày theo trình tự nào?

3. Tỉnh cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Hãy phân tích một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.

4. Sử dụng yếu tố kì ảo là đặc trưng nghệ thuật nổi bật của truyện truyền kì. Hãy chọn phân tích giá trị biểu hiện của một số yếu tố kì ảo trong truyện (không gian kì ảo, nhân vật kì ảo,...).

5. Nêu một số thông điệp bạn tiếp nhận được từ tác phẩm Chuyện chức Phân sự đền Tản Viên.

6. Theo bạn, lời bình ở cuối truyện có vai trò gi?

7. Hãy đặt câu với các từ Hán Việt sau: cương trực, khôi ngô, phong độ.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tan Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 17 – 18), đoạn từ “Tử Văn vâng lời” đến “sai lính đưa Tử Văn về” và trả lời các câu hỏi:

1. Tóm tắt diễn biến của phiên toà xử án nơi cõi âm.

2. Xác định chi tiết có tác dụng xoay chuyển tinh thể trong phiên toà. Sự việc ấy có mối liên hệ với chi tiết nào ở phần 2?

3. Theo bạn, yếu tố nào có ý nghĩa quyết định trong việc làm nên chiến thắng của Tử Văn trong cuộc tranh biện?

4. Phân tích một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích thể hiện tính cách của nhân vật Tử Văn,

5. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: cư sĩ, trung thuần, lẫm liệt, khoan dung, chỉ công.

Bài tập 7. Truyện ngắn Chữ người tử tù được in lần đầu tiên có nhan đề Giòng chữ cuối cùng. Ở lần in sau, Nguyễn Tuân đã thay đổi nhiều từ ngữ, câu văn, chi tiết miêu tả. Hãy đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a.

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay nghề đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ rõ ràng như thế. Thoi mực,Ngục quan cảm động, vải tên tù một vải và nói một câu mà giòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào:

- Xin bái lĩnh.

Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được giòng chữ quý. Y tự nhủ: “Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này". Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục...Ít hôm nữa... pháp trường trong Kinh...

(Nguyễn Tuân, Giòng chữ cuối cùng, tạp chí Tao Đàn, số 1/ 1939)

b. 

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thấy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đẩy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo châm rồi lại nhìn nhau. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau rồi tù một với c Ngục quan cảm động, vai người tù một vải, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 10, tập một, tr. 26)

1. So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in.

2. Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích trên.

3. Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai.

4. Từ việc so sánh hai đoạn trích trên, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?

5. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: hoài bão, tung hoành, thiên lương.

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Tê-dê (Theseus) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 38 – 42) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính của truyện thần thoại Tê-dê.

2. Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, phẩm chất của nhân vật anh hùng thường được thể hiện khi đối mặt với thử thách:

a. Hãy nêu những thử thách mà nhân vật Tê-dê đã trải qua Tê-dê?

b. Việc chiến thắng các thử thách đã thể hiện những phẩm chất gì của nhân vật

c. Bạn ấn tượng nhất với phẩm chất nào của nhân vật Tê-dê? Vì sao? 

3. Qua nhân vật Tê-dê, bạn hiểu được điều gì về quan niệm của người Hy Lạp thời cổ đại về người anh hùng?

4. Chọn phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại Tê-đê.

Lời giải:

Bài tập 5.

1. Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã giới thiệu và nhấn mạnh nét tính cách của nhân vật Tử Văn: tính cách cương trực, khảng khái, thấy sự tà gian thì không thể chịu được.

2. Tóm tắt các sự kiện chính:

- Tên tướng nhà Ngô làm yêu làm quái trong dân gian khiến Tử Văn bất bình, châm lửa đốt đền.

- Ở cõi âm, Tử Văn và tên tướng giặc nhà Ngô tranh cãi. Bằng chính nghĩa của mình, Tử Văn chiến thắng, được Diêm Vương cho nhận chức Phán sự đền Tản Viên.

3. Tính cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua những chi tiết:

- Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực.

- Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.

- Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào.

- Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người.

4. Phân tích:

- Không gian kì ảo: ở cõi âm. Không khí u ám, ghê sợ.

- Nhân vật kì ảo: Diêm Vương, Thổ Công, hồn ma tướng giặc nhà Ngô cùng lũ ma quỷ.

- Mô-típ kì ảo: người chết bỗng dưng sống lại, người hóa thành thần, được thần linh ban chức.

5. Thông điệp:

- Công lí sẽ chiến thắng tà gian.

- Ca ngợi khí chất của người dám đấu tranh chống trả cái ác, bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải.

- Thể hiện được tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.

6. Lời bình ở cuối truyện có vai trò: mang tới cho bạn đọc những ý nghĩa đúc kết từ câu chuyện, ca ngợi khí phách của kẻ sĩ, gián tiếp tố cáo kẻ ác, thể hiện khát vọng công bằng.

7. Đó là một người đàn ông cương trực.

Anh ấy trông thật khôi ngô!

Dù đã ở tuổi tứ tuần nhưng ông ta vẫn còn phong độ lắm!

Bài tập 6.

1. Tóm tắt diễn biến:

- Tử Văn bị hồn ma tướng giặc họ Thôi bịa đặt xấc xược với Diêm Vương.

- Nhờ được Thổ Công chỉ dẫn, Tử Văn bình tĩnh đáp trả.

- Sau khi điều tra, biết được toàn bộ sự thật, Diêm Vương đã trừng phạt hồn ma tướng giặc họ Thôi đồng thời ban thưởng chức Thần Phán sự ở đền cho Tử Văn.

2. Chi tiết có tác dụng xoay chuyển tinh thể trong phiên toà: Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn.

3. Yếu có có ý nghĩa quyết định trong việc làm nên chiến thắng của Tử Văn trong cuộc tranh biện: tinh thần dũng cảm, sự bản lĩnh dám đấu tranh vì chính nghĩa.

4. Phân tích: Khi xuống cõi âm, đối mặt với tên hồn ma tướng giặc họ Thôi bịa đặt với Diêm Vương đủ điều, Tử Văn không những không sợ hãi, lung lay tinh thần mà trái lại, chàng bình tĩnh vượt qua mọi chương ngại, dần dần lật ngược tình thế.

5. Cư sĩ là trưởng giả.

Đặt câu: Cư sĩ im lặng nghe chúng tôi tranh luận.

Lẫm liệt là hiên ngang, oai phong.

Đặc câu: Sự hi sinh của những vị anh hùng xả thân vì đất nước quá đỗi lẫm liệt.

Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác.

Đặt câu: Tôi được sự tha thứ từ bà ngoại khi chẳng may làm vỡ cặp kính do ông ngoại tặng. Bà ngoại quả là người có tấm lòng khoan dung.

Chí công là công bằng, không thiên vị bất kì ai.

Đặt câu: Đó là một vị lãnh đạo chí công vô tư.

Bài tập 7.

1. Giống: đều tập trưng vào “chữ”- linh hồn của cái đẹp.

Khác:

“Giòng chữ cuối cùng” mang nỗi hoài niệm, chất chứa sự ảm đạm, u buồn trước cái đẹp và tài năng của người tử tù.

“Chữ người tử tù” lại thể hiện sự hòa quyện giữa chữ và người khi cái đẹp lên ngôi thì dù trong hoàn cảnh nào, nó vẫn luôn tỏa sáng.

2. Khác biệt:

  Đoạn a Đoạn b
Câu 2 Thay nghề đi Thay chốn ở đi
Câu 3 Với những nét chữ rõ ràng như thế Với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người
Câu 4 Thoi mực, kiếm được ở đâu mà tốt thế Thôi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá

3. Tác dụng:

- Làm cho câu văn trở nên đa nghĩa, mới mẻ hơn.

- Thể hiện được sự sáng tạo khi sáng tác văn chương.

- Ý đồ nghệ thuật của người viết hướng đến trong truyện ngắn về cuộc đời của viên quản ngục nếu không muốn bị vấy bẩn bởi những thứ đen tối, xấu xa.

4. Sức hấp dẫn của truyện kể được chính người viết lựa chọn từng con chữ. Con chữ phải hay, phải đọng, phải ý nghĩa mới khiến tác phẩm trở nên lôi cuốn, có sức mê tới bạn đọc.

5. Hoài bão là những ấp ủ trong lòng muốn làm những điều lớn lao và tốt đẹp.

Đặt câu: Anh ấy là kẻ có hoài bão lớn.

Tung hoành là hành động không chịu khuất phục.

Đặt câu: Cô ấy muốn đi khắp mọi nơi, muốn tung hoành khám phá.

Thiên lương là bản tính tốt sẵn có từ khi mới sinh ra.

Đặt câu: Người phụ nữ ấy có đức thiên lương.

Bài tập 8.

1. Không gian: thành A-ten.

Thời gian: cổ đại

Sự kiện chính:

- Trên đường đi tìm cha, Te-de đã trở thành người anh hùng khi đến A-ten nhờ việc quét sạch mọi đau khổ cho khách bộ hành.

- Trở thành người kế vị thành A-ten, Tê-dê một mình chiến đấu với con bò Mi-nô-tơ.

- Đau khổ trước sự ra đi của A-ri-an, Te-de quên căng cánh buồm trắng khiến vua tưởng con mình đã chết nên gieo mình trên mỏm đá cao.

- Tê-dê trở thành vua xứ A-ten.

2.

a) Thử thách mà nhân vật Tê-dê đã trải qua: Không chấp nhận con đường an nhàn, dễ dàng khi lựa chọn hành trình đầy nguy hiểm để đến A-ten

b) Phẩm chất: dũng cảm, bản lĩnh, có lí tưởng sống, người có trí tuệ.

c) Ấn tượng với phẩm chất người dũng cảm. Đây là một trong nhiều đức tính mà con người cần có dù trong những câu chuyện kể hay ngoài đời sống. Nhờ có tính thần dũng cảm mà con người mới có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách, chướng ngại vật để đi đến thành công.

3. Quan niệm của người Hi Lạp thời cổ đại về người anh hùng: Họ là những người hội tụ đầy đủ sức mạnh thể chất và lí trí. Đồng thời, họ luôn hướng đến khát vọng hòa bình, đi tìm chính nghĩa, được tự do.

4. Để làm nên sức hấp dẫn của truyện cần hội tụ nhiều yếu tố. Trong truyện thần thoại Tê-dê, em ấn tượng với nghệ thuật xây dựng nhân vật. Bằng cách đưa ra thử thách, nhân vật Tê-dê không chùn bước mà ngược lại, Tê-dê dũng cảm vượt qua hành trình nguy hiểm để đến A-ten. Từ đó, giúp bạn đọc thức tỉnh và hiểu hơn về tinh thần gan dạ trên con đường trưởng thành. Chúng ta đều phải đi, phải vượt qua những khó khăn, chỉ cần bạn dũng cảm đối mặt, dũng cảm vượt qua, thảm hồng sẽ mở ra trước mắt.

Căn cứ vào những phẩm chất của nhân vật Tê-dê để nêu quan niệm của người Hy Lạp thời cổ đại về người anh hùng. Chú ý vẻ đẹp của trí tuệ anh minh, tinh thần coi trọng công lí và khát vọng tự do, dân chủ.

4. Có thể chọn phân tích một trong các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại Tê-đê như: sáng tạo chi tiết, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, lời kể.....


Viết

Bài tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đặc sắc nghệ thuật của chùm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 11-13).

Bài tập 2. Hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích truyện thần thoại Tê-đê trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 38 – 42).

Lời giải:

Bài tập 1:

Dựa trên những hiện tượng tự nhiên, kết hợp với sự sáng tạo của mình, dân gian đã biến nó thành những câu chuyện thần thoại để đời. Làm nên nét đặc sắc nghệ thuật cần rất nhiều yếu tố. Có lẽ, đối với chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới, đặc sắc về cách xây dựng nhân vật là điều không thể không nhắc đến. Mỗi nhân vật mang những đặc điểm hình thù khác nhau. Điều này xuất phát từ nguyên do loài người khi trông thấy những hiện tượng tự nhiên đó mà sáng tạo nên. Đó là điều vô cùng thú vị, thể hiện được sự tư duy giản đơn của thế hệ cổ đại. Tuy nhiên, người xưa đã giải thích cặn kẽ nguồn cội, đặc điểm cũng như dấu hiệu nhận biết để con người thế hệ sau biết khi thấy những hiện tượng tự nhiên xuất hiện.

Bài tập 2: 

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu tổng quát truyện thần thoại Tê-đê.

Thân bài:

- Tóm tắt câu chuyện?

- Nhân vật trong câu chuyện là ai? Đặc điểm, tính cách nhân vật đó như thế nào?

- Câu chuyện hướng đến nội dung, ý nghĩa gì?

- Đặc sắc nghệ thuật là gì?

Kết bài:

- Tổng kết lại tác phẩm.

- Nhận xét, đánh giá, cảm xúc của bản thân.

- Sức ảnh hưởng của tác phẩm đến ngày nay.


Nói và nghe

Bài tập 1. Chuẩn bị đề cương bài nói theo đề bài của bài tập 2 ở phần Viết.

Bài tập 2. Lập đề cương và luyện tập nói theo đề tài sau: Hãy giới thiệu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện mà bạn yêu thích.

Lời giải:

Nói và nghe

Bài tập 1. Dựa vào bài viết đã được chỉnh sửa để chuẩn bị bài nói. Chú ý: chỉ chọn giữ lại những luận điểm và dẫn chứng quan trọng để đề cương bài nói ngắn gọn, có trọng tâm.

Bài tập 2. Cần lựa chọn được tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật. Đọc kĩ hướng dẫn Chuẩn bị viết trong SGK (tr. 33) và Chuẩn bị nói (tr. 35) để soạn đề cương. Luyện tập nói theo đề cương.

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022