logo

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (KNTT)

Hướng dẫn Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca ngắn gọn hay nhất, nằm trong bộ sách bài tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức bài học tốt hơn.

SBT Ngữ văn 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca


Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại ba bài thơ hai-cư (haiku) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 45) và trả lời các câu hỏi:

1. Bạn đã gặp những “thách thức” nào khi đọc, cảm nhận chùm thơ hai-cư của Ba-sô (Basho), Chi-y-ô (Chiyo), Ít-sa (Issa)? Vì sao những điều bạn vừa nêu có thể được gọi là “thách thức"?

2. Nếu ví mỗi bài thơ như một bức tranh không lời, theo bạn, những bức tranh này thuộc loại nào trong số các loại tranh mà bạn đã biết hoặc nghe nói tới?

3. Khi phân tích hay phát biểu cảm nhận về các bài thơ hai-cư nói trên, thường bài viết, bài nói dài gấp nhiều lần độ dài vốn có của bài thơ. Hiện tượng này gợi lên ở bạn suy nghĩ gì?

4. Hãy xác định mối liên hệ giữa ba hình ảnh được gợi lên từ ba dòng thơ trong bài hai-cư của Ba-sô. So với hai hình ảnh đầu tiên, hình ảnh sau cùng có vị trí như thế nào?

5. Phân tích ý nghĩa của phát hiện “Dây gàu vương hoa bên giếng” trong bài thơ của Chi-y-ô đối với chính nhà thơ và người đọc.

6. Làm rõ những mối tương quan đa chiều giữa các đối tượng được nhắc đến trong bài thơ của Ít-sa.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Thu hứng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 47 – 48) và trả lời các câu hỏi:

1. Hãy nêu cảm xúc của bạn khi đọc bài thơ Thu hứng. Cho biết lí do bạn có cảm xúc như vậy.

2. Xuất phát từ nghĩa của từ“hứng” trong nhan đề bài thơ, hãy tìm và giải thích nghĩa ba từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố này.

3. Theo nguyên văn, nhan đề Thu hứng có thể được dịch theo nhiều cách: “Cảm xúc về mùa thu” (mùa thu là đối tượng của xúc cảm); “Cảm xúc trong mùa thu” (mùa thu là bối cảnh thời gian xuất hiện cảm xúc);... Căn cứ vào bản dịch trong SGK, theo bạn, người dịch đã hiểu nhan để theo cách nào?

4. Xác định và nêu nhận xét về mô hình luật bằng trắc của bài thơ.

5. Chỉ ra hiện tượng đối về ý trong liên thơ thứ 2 và thứ 3, phân tích tác dụng của nó.

Bài tập 3. Đọc bốn câu đầu bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây, so sánh với bốn câu đầu của bài Thu hứng và trả lời các câu hỏi:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1979, tr. 121)

1. Hãy nêu cảm nhận chung nhất của bạn về bức tranh mùa thu trong bốn câu thơ đầu của hai bài thơ.

2. Thống kê các động từ và tính từ trong bốn câu đầu của mỗi bài thơ và nếu nhận xét.

3. Hệ thống hình ảnh được hai tác giả sử dụng để miêu tả mùa thu trong hai bài thơ có gì khác biệt?

4. Chỉ ra nét khác biệt trong cảm xúc về mùa thu của hai nhà thơ (thể hiện qua bốn câu thơ đầu ở mỗi bài).

5. Hãy sưu tầm, liệt kê tối thiểu năm bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca cổ kim mà bạn biết, sau đó điền các thông tin tương ứng vào vở theo bảng gợi ý sau:

STT

Tác giả, thời kì

Quốc gia

Ấn tượng chung về tác phẩm

1.     

Thu hứng ( cảm xúc mùa thu)

Đỗ Phủ, thế kỉ VIII Trung Quốc ….
2……      

Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, thường gọi là “luật thi là một biểu hiện cụ thể của phương pháp phân tích một bài thơ Đường luật. Nói chung mọi người đều cho rằng cách phân tích hợp lí nhất là cắt ngang theo bố cục. Đó là điều dễ hiểu và dễ thống nhất vì xưa nay ai cũng chấp nhận rằng một bài luật thi gồm có bốn “liên” (nghĩa là “cặp câu”, tức hai dòng thơ số lẻ và số chẵn đi liền nhau) và trong mỗi liên, giữa câu số lẻ và số chẵn có quan hệ với nhau về nhiều mặt. [...]

Trước hết, cần thấy rằng quả “liên” là đơn vị hết sức cơ bản trong luật thi. Dù phân tích theo phương pháp nào và theo quan niệm bố cục nào thì hầu như trong mọi trường hợp, vẫn phải xuất phát từ việc phân tích đơn vị có tính chất cơ sở đó. Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó mặc dù xét về phương diện cú pháp, tự nó hầu hết đã hoàn chỉnh.Qua các tài liệu trình bày ở trên, ta thấy trình tự [...] “đề – thực – luận – kết" chỉ là cái khung mà người đời sau choàng lên cho thơ Đường luật. Dĩ nhiên, trình tự đó có cái “lí” của nó: Tác phẩm nào chả có phần mở đầu, phần kết, phần giữa và riêng phần giữa, phần “thân bài” lại có thể phân ra nữa? [..]

Dẫu sao thì các trình tự bố cục nói trên cũng đã được hình thành từ lâu, do đó, đã có tác dụng hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ. Bởi vậy, vận dụng nó trong nhiều trường hợp cũng phù hợp, đặc biệt là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau. Mặc dù vậy, nếu coi đó là một bố cục tất yếu để vận dụng phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng. Những tác phẩm luật thi được đưa ra phân tích thường là những tác phẩm xuất sắc, do đó, đều là những công trình sáng tạo. Mà đã sáng tạo thì nhất thiết không bao giờ chịu gò vào những khuôn khổ quá chặt chẽ. [..] Như vậy là cho đến nay có ba quan niệm khác nhau về mô hình luật thi: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2. Cả ba mô hình, theo chúng tôi nhận xét, đều có căn cứ trong thực tiễn, đều có cơ sở lí thuyết khá rõ ràng. [..] Dùng mô hình nào là do thực tiễn của bài thơ quy định. Song như đã nói trên, sáng tạo nghệ thuật không phải bao giờ cũng chịu gò bó theo những thể thức nhất định. Bởi vậy trong thực tế nhiều khi có những bài không thể vận dụng được bất cứ một trong ba mô hình nói trên.

(Theo Nguyễn Khắc Phi, Về trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, in trong Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 53 – 65)

1. Theo tác giả đoạn trích, câu thơ hay cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật?

2. Mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề – thực – luận – kết") là do các nhà thơ đời Đường đặt ra hay do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này? 

3. Các mô hình luật thi nói trên có bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật hay không? Quan điểm của tác giả bài viết về vấn đề phân định cấu trúc bài thơ theo các mô hình phổ biến nói trên như thế nào?

4. Theo tác giả đoạn trích, vì sao “Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó”?

5. Các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) có tác dụng như thế nào đối với người sáng tác theo thể Đường luật đời sau? Vì sao?

Lời giải:

Bài tập 1.

1. Khi đọc, cảm nhận chùm thơ hai-cư, em bắt gặp những “thách thức” đó là: Bài thơ ít chữ, gần như bản thân phải cố gắng tưởng tượng mới mới có thể hiểu được. Các hình ảnh trong thơ không hiện rõ đặc điểm mà chỉ được nhắc đến tên…

Những điều em vừa nêu được gọi là “thách thức” vì thông thường, khi tiếp xúc với thơ ca Việt Nam cũng như một số dòng thơ khác ở nước ngoài, hình ảnh thơ luôn hiện lên có đặc điểm, âm thanh, mùi vị… và câu chữ trong thơ tuy cô đọng như có vần, người đọc dễ dàng liên tưởng.

2. Theo em, những bức tranh này thuộc loại tranh thủy mặc. Đó là loại tranh chú trọng “thần” hơn “hình”, người vẽ chỉ sử dụng vài nét chấm phá để gợi sự liên tưởng cho người xem bàn luận.

3. Suy nghĩ: Người đọc có thể thoái mài trình bày ý nghĩa của bài thơ dưới góc nhìn của mình vì tính chất của thơ hai – cư. Bên cạnh đó, cũng là một điểm trừ của dòng thơ bởi có khi người viết lại tưởng tượng một cách quá xa vời so với những gì mà người viết mong muốn.

4. Mối liên hệ: Mỗi dòng thơ là một hình ảnh riêng. Những tưởng là những hình ảnh riêng lẻ nhưng khi nhìn tổng quan, hình ảnh cành khô, hình ảnh cánh quạ và hình ảnh chiều thu lại có mối liên hệ với nhau. Một bức tranh chiều thu hiện lên trong buổi chiều tĩnh lặng. Trên cành cây khô, đôi chân nhỏ bé của con quạ đáp xuống rồi đứng im.

5. Phân tích: Ở bài thơ của Chi-y-ô, người đọc nhận ra giấy phút ngỡ ngàng của người viết. Dây hoa đã quấn quanh dây gàu ở nhà bên từ lúc nào. Tác giả không muốn phá đi cảnh sắc ấy, đành giữ nguyên vị trí, gợi cho người đọc cảm nhận về một con người nhạy cảm và có tình yêu với thiên nhiên. Đồng thời giúp chúng ta nhận ra được mối liên kết giữa người với vật.

6. Mối tương quan:

- Sự sắp xếp trong mối tương quan giữa con ốc nhỏ tí với núi Phu-gi: một bên là sự nhỏ bé còn bên kia là sự to lớn, hùng vĩ.

- Hình ảnh con ốc bò chậm chạp nhưng như thực hiện hoạt động trèo lên núi Phu-gi: hiện thực với mục tiêu to lớn được đặt ra.

- Con ốc bò lên núi Phu-gi: thời gian và không gian.

-  Hình ảnh con ốc, núi Phu-gi phản ánh đến con người trong thế giới rộng lớn: con người với vũ trụ.

Bài tập 2.

1. Cảm xúc: Bài thơ nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng thi sĩ. Người ta vẫn thường nói, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, có lẽ thế mà khi đọc “Thu hứng”, đứng trước nỗi nhớ quê da diết, thế sự còn ngổn ngang mà dưới con mắt của người viết, cảnh mùa thu vừa hiu hắt vừa ảm đảm.

2. Từ ghép Hán Việt có yếu tố này: 

Cảm hứng: sự thay đổi tâm lí và cảm xúc bên trong tạo điều kiện cho sự sáng tạo được bộc phát.

Hứng thú: thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó.

Hào hứng: sự phấn khởi, hăng hái vì cảm thấy ham thích cái gì đấy.

3. Người dịch đã hiểu nhan đề theo cách tổng hợp: đó vừa là xảm xúc về cảnh mùa thu đồng thời là cảm xúc của chính người viết trước bức tranh thu.

4. Xác định mô hình luật bằng trắc:

T   T   B      B   B   T   B

B   B   B      T   T   B   B

B   B  B      T   B   B   T

T   T   B   B   T   T   B

B   T   T   B   B   T   B

B   B   T   T   T   B   B

B   B   T   T   B   B   T

T   T   B   B   T   T   B

Nhận xét: Bài thơ tuân thủ đặc điểm của thơ Đường luật.

5. Hiện tượng đối ý: ở câu 3, cảnh được miêu tả từ thấp lên cao trong khi đó ở câu 4, cảnh lại được vận động từ cao xuống thấp.

Tác dụng: tạo nên góc nhìn đa dạng về thiên nhiên. Có thể thấy, thiên nhiên rộng lớn đến nhường nào còn con người lúc đấy lại mang nỗi lo lắng, nhỏ bé.

Bài tập 3.

1. Bài Thu hứng: Bức tranh mùa thu tuy rộng lớn mà quạnh hiu, buồn vắng, gợi sự ảm đạm, chán chường.

Bài Thu vịnh: Mùa thu hiện lên yên bình, êm ả. Vẫn là không gian rộng lớn nhưng ở đây có sự trong sáng, tươi mới so với bài Thu hứng.

2. Thống kê:

- Động từ: điều thương (làm đau thương), kiêm (trùm lên), dũng (nước tung vọt), tiếp (sà xuống), âm (làm tối tăm).

- Tính từ: ngọc (màu trắng), tiêu sâm (tiêu điều)

 Nhận xét: Một vài từ được sử dụng theo phương thức chuyển từ loại. Bên cạnh đó, động từ được sử dụng với tần suất dày đặc không chỉ miêu tả khung cảnh mà còn nhấn mạnh đến sự tác động của thời gian.

3. Điểm khác biệt:

- Bài Thu hứng: Hình ảnh mang tính ước lệ, thể hiện sự u buồn.

- Bài Thu vịnh: Hình ảnh cụ thể, dân dã, thể hiện sự yên bình, thư thái.

4. Khác biệt:

- Bài Thu hứng: tâm trạng buồn rầu, xót xa. Con người nhỏ bé, đơn côi trước vũ trụ rộng lớn.

- Bài Thu vịnh: tâm hồn tĩnh lặng. Con người với thiên nhiên ít có khoảng cách.

5. 

STT

TÁC PHẨM

TÁC GIẢ, THỜI KÌ

QUỐC GIA

ẤN TƯỢNG CHUNG

1 Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) Đỗ Phủ, thế kỉ VII Trung Quốc

- Thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu.

- cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

 

2 Thu điếu (Câu cá mùa thu) Nguyễn Khuyến Việt Nam

- Bức tranh thu yên bình, gần gũi.

- Tâm hồn yêu thiên nhiên đất nước thầm kín, sâu sắc1

3 Sang thu Hữu Thỉnh Việt Nam - Suy nghĩ về đời người khi thiên nhiên chuẩn bị vào thu.
4 Đây mùa thu tới Xuân Diệu Việt Nam - Thu đẹp nhưng chất chứa nỗi buồn.
5 Thơ tình cuối mùa thu Xuân Quỳnh Việt Nam - Tâm sự của người phụ nữ chìm đắm trong tình yêu.

Bài tập 4.

1. Theo tác giả, cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật.

2. Mô hình kết cấu 2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật là do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này.

3. Các mô hình luật thi nói trên không bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật.

Quan điểm của tác giả: Cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định mô hình cấu trúc. Tác giả cho rằng, đó không phải là “một bố cục tất yếu”; vì thế, nếu vận dụng một cách áp đặt để phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng.

4. Theo tác giả, một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó vì: các câu thơ, trong cấu trúc “cơ sở (liên thơ) và “chỉnh thể” (bài thơ) đều có quan hệ với nhau. Về hình thức, “niêm" chính là mô hình cấu trúc theo chiều dọc, giữa các câu và cặp câu đều có chi phối, ước thúc lẫn nhau. Về nội dung, chúng tạo ra một ý nghĩa khái quát theo một kiểu quan hệ nhất định.

5. Tác dụng: hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ, nhất là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau.

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 50) và trả lời các câu hỏi:

1. Bài thơ được viết bằng thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ khác mà bạn biết cũng sử dụng thể thơ này và mô tả đặc điểm chung về hình thức của chúng.

2. Nhan đề Mùa xuân chín có thể gây nên sự chờ đợi gì ở độc giả? Theo bạn, sự chờ đợi đó đã được tác giả đáp ứng như thế nào?

3. Sắc màu, âm thanh và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ?

4. Phân tích hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ.

5. Làm rõ giá trị biểu đạt của dấu chấm câu ở cuối khổ 1 và dấu gạch đầu dòng ở khổ 2, khổ 4.

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 53 – 57) và trả lời các câu hỏi:

1. Theo bạn, câu văn nào trong văn bản có thể khái quát được chính xác và đầy đủ ý tưởng chính của tác giả khi đặt bút viết bài bình thơ này?

2. Tóm tắt những ý đã được tác giả triển khai nhằm chứng minh: âm điệu là một trong những phương diện đặc sắc nổi bật của bài thơ Tiếng thu.

3. Bài viết có nhiều phát hiện tinh tế về bài thơ Tiếng thu. Theo bạn, phát hiện nào sáng giá, gây ấn tượng hơn cả? Vì sao?

4. Các đoạn 1, 2, 3 của văn bản đề cập những vấn đề gì? Việc nhận thức sâu sắc về những vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc cảm thụ, phân tích bài thơ Tiếng thu?

5. Đánh giá khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.

Bài tập 7. Đọc lại văn bản Cánh đồng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 71) và trả lời các câu hỏi:

1. Ấn tượng đầu tiên của bạn về bài thơ Cánh đồng của Ngân Hoa là gì? Vì sao bạn có ấn tượng đó?

2. So với việc đọc những bài thơ thuộc các thể loại khác, thể loại mà tác giả lựa chọn đã gây khó khăn hay tạo niềm hứng thú cho bạn như thế nào?

3. Xác định mối liên hệ giữa các hình tượng chính trong bài: em, đoa cúc, bình gốm, cánh đồng.

4. Chỉ ra những điệp ngữ được sử dụng trong bài và phân tích giá trị biểu đạt của những điệp ngữ đó.

5. Làm rõ sự thống nhất giữa hình thức thơ tự do và toàn bộ nội dung cảm xúc, liên tưởng, suy tưởng mà nhân vật trữ tình muốn bày tỏ.

Lời giải:

Bài tập 5.

1. Thể thơ: bảy chữ.

Kể tên: Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Vườn cũ (Tế Hanh), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)…

Đặc điểm:

- Mỗi dòng thơ có 7 tiếng.

- Thường được chia thành nhiều khổ, mỗi khổ thường 4 dòng.

- Vần thường được sử dụng là vần chân.

- Ngắt nhịp không có định.

2. Nhan đề là sự ghép của một bên là từ chỉ thời gian còn bên kia là từ chỉ trạng thái sự vật. Nhan đề gợi sự tò mò cho người đọc.

Sự chờ đợi đó được tác giả đáp ứng: Xuyến suốt bài thơ, tác giả mở ra cho chúng ta cảnh sắc thiên nhiên vào ngày xanh cùng với đó là hình ảnh cô gái lấy chồng bỏ cuộc chơi và sự đối lập giữa một bên là các cô thôn nữ hát trên đồi – cô gái năm nay vẫn còn đang gánh thóc.

3. Tác giả đã thể hiện sắc màu, âm thanh, sức sống của mùa xuân qua nhiều khía cạnh. Lựa chọn những từ ngữ đẹp chỉ màu sắc và âm thanh gợi lên bức tranh xuân tươi vui, đẹp đẽ. Ngôn từ được người viết lựa chọn một cách tỉ mẩn, gieo vào vị trí “đắc địa” thổi hồn vào bài thơ nhiều cảm xúc. 

4. Phân tích: Hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ gợi lên nhiều nỗi niềm. Người phụ nữ gánh thóc sau không gian đẹp đẽ, thơ mộng ấy lại bắt tay vào công việc của mình. Cuộc sống vẫn cứ tiếp tục, nhìn vào đấy, ta càng trân quý từng giây phút tồn tại của mình hơn. Vừa có sự vui vẻ song cũng ẩn chứa nhiều nỗi lo toan.

5. Giá trị biểu đạt:

- Dấu chấm câu ở cuối khổ 1 như làm sức nặng của các hình ảnh. Đó là sự bừng tỉnh về cảnh sắc thiên nhiên, báo hiệu rằng mùa xuân đã đến.

- Dấu gạch đầu dòng ở khổ 2 và khổ 4 cho thấy mạch thơ có sự chuyển đổi. Đó là sự đan cài giữa thiên nhiên và con người.

Bài tập 6.

1. Câu: Từng có câu…. mà thành Tiếng thu.

2. Tóm tắt:

- 3 phần nội dung của bài thơ hợp thành một khúc thức gồm 3 lời.

- Vần điệu phong phú, thống nhất.

- Bản hòa âm giữa vần bằng và vần trắc.

- Có sự cộng hưởng giữa âm nền và âm nổi.

3. Phát hiện:

– Bài thơ có sự hoà điệu đầy nhạc tính giữa tiếng thu và tiếng thơ.

– Bài thơ như một khúc thức âm nhạc gồm ba lời.

Bởi vì từ những phân tích, đánh giá khi nghiền ngẫm tác phẩm, người viết đã chứng minh để rút ra kết luận đó là sự sáng giá, gây ấn tượng.

4. Vấn đề:

- Mối quan hệ giữa mùa thu và thơ ca.

- Vẻ đẹp yên bình, thanh vắng của thiên nhiên trong thơ cổ điển.

- Điệu hồn của Thơ mới.

Ý nghĩa: giúp người đọc, người phê bình có cái nhìn tổng quan hơn về phong trào Thơ mới được tác động từ các điều kiện ngoài xã hội lẫn trong hoạt động nghệ thuật đồng thời hướng đến những điều mới mẻ khi sáng tác thơ ca.

5. Đánh giá: Văn bản có cấu trúc chặt chẽ, logic, đảm bảo được những yêu cầu cơ bản. Tất cả đã khiến cho người đọc có cái nhìn dễ dàng, hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Bài tập 7.

1. Ấn tượng: sự kết hợp giữa hình ảnh có gam màu sáng và hình ảnh có gam màu tối.

Vì điều này khiến chúng ta có cái nhìn rõ hơn về bài thơ. Việc sử dụng cái nhìn đa chiều khiến bài thơ tồn tại theo khuynh hướng khách quan.

2. Theo em, đây là điểm khó nhưng cũng là điểm thú vị khi tác giả lựa chọn thể loại này. Những hình ảnh được mang đến một cách bất ngờ khiến người đọc trở nên thích thú, mong chờ nhưng nếu không biết cách liên kết thì đó lại là mối nguy hại.

3. Mối liên hệ: Từ chỗ là một đối tượng khi “chạy về với cánh đồng rộng lớn mùa xuân”, để “chân ngập trong đất mềm tươi xốp" “em” bỗng hoá chín cánh đồng để gọi mùa màng tới. Những “đóa cúc” do “em” hái về gợi khao khát, trở thành người cất tiếng lòng thay “em” về một khao khát tình yêu rộng mở. “Bình gốm” chờ đợi hoa nhưng nó cũng được chính hoa tạo sinh. Dường như mọi thứ đang cùng chờ đợi nhau để cất lên tiếng ca mùa xuân căng tràn sức sống.

4. Sự thống nhất:

- Bài thơ chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn có số dòng không giống nhau.

- Dòng thơ có khi gồm 23 tiếng dài hơn các dòng khác.

- Nhịp ngắt trong thơ không ổn định.

- Hình ảnh thơ liên kết thành một chuỗi thống nhất.

- Thể hiện được chủ ý của nhân vật trữ tình biểu lộ tự nhiên, không gượng ép.


Viết

Bài tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về tính hàm súc của ngôn ngữ thơ ca.

Bài tập 2. Chọn phân tích một bài thơ đã để lại ấn tượng đẹp đẽ cho bạn về thơ ca nói chung.

Lời giải:

Bài tập 1:

Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ ca là một điều gần như tất yếu mà người nghệ sĩ nào cũng muốn chinh phục. Bởi thơ là sự cô đọng. Khác với văn xuôi, thơ là những câu từ chắt chiu ngắn gọn nhưng hàm chứa đầy đủ ý muốn diễn đạt. Có người phải ngốn cả quặng chữ mới cho ra được một chữ, nói thế để thấy rằng, việc lựa chọn ngôn ngữ là điều vô cùng khó khăn khi người viết muốn chinh phục thơ ca. Đồng thời, giữa các từ ngữ với nhau phải có sự liên kết. Phản ánh hiện thực cuộc sống, bộc bạch tâm tư của mình, dưới dạng thơ, không là điều dễ dàng? Chính bởi vậy mà ta càng trân quý hơn hoạt động sáng tác thơ ca.

Bài tập 2:

Thơ ca có khi là sự cầu kì nhưng đôi khi là sự dân dã đời thường. Người làm nghệ thuật đến cuối cùng cũng chỉ mong tác phẩm của mình được cộng đồng biết đến rộng rãi. Đó là sự thành công lớn. Mỗi một bài thơ là một hay nhiều dòng cảm xúc khác nhau. Đến với bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, ta càng thêm quý trọng sức mạnh của thơ ca.

Xuất hiện trong bài thơ là chú bé có tên Lượm hồn nhiên, ngây thơ, có dáng người nhỏ nhắn nhưng đầy tinh nghịch. Chú là người có nhiệm vụ đưa thư trong những năm kháng chiến. Một công việc vô cùng nguy hiểm, gian nan nhưng trong tâm trạng của chú lại chẳng có chút gì gọi là sợ hãi, mà trái lại chỉ ngập tràn sự đáng yêu, vui vẻ, hào hứng.

Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà!

 

Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi, chào đồng chí

Cháu đi xa dần

 

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận,

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo

Ngay cả khi bị địch phát hiện, chú vẫn không có cảm giác sợ hãi, sợ sệt. Chú hiên ngang, bất khuất, ra đi như một người anh hùng. Nằm trên cánh đồng lúa vàng, chú từ giã thế giới sau những ngày tháng cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng

Tình yêu quê hương đất nước của chú bé Lượm chẳng gì có thể so sánh được. Nói đến đây, ta càng khâm phục ý chí, tinh thần của những người thế hệ trước. Tuổi đời còn rất trẻ, nhiều hoài bão lớn đang chờ ở phía trước nhưng đều gác lại để đấu tranh giành lại non sông Tổ quốc. Từ đó, trong ta càng thêm căm phẫn trước những kẻ địch gian ác đã làm hủy hoại bao niềm vui, sự tự do của muôn dân.

Thơ ca là vậy. Cứ dân dã, đời thường có khi lại dễ chiếm đóng trái tim độc giả. Như Nguyễn Du từng nói “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” để thấy rằng, không phải cứ tài năng, ngôn từ sắc sảo, câu cú hoàn hảo là có thể được người đọc đón nhận. Thứ chúng ta tìm đến, ấy chính là tiếng lòng. Sự rung cảm của người viết cùng với sự rung cảm của người đọc tạo nên sức vang lâu đời đối với bài thơ. Sức mạnh thơ ca, đôi khi chỉ là vậy.


Nói và nghe

Bài tập 1. Từng có một quan niệm khá phổ biến cho rằng vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích. Hãy lập dàn ý cho bài nói thể hiện ý kiến của bạn về quan niệm nói trên.

Bài tập 2. Một tác phẩm được gọi là thơ phải đảm bảo những điều kiện gì? Nếu được tham gia một cuộc thảo luận bàn về vấn đề này, bạn dự kiến sẽ nói những ý cơ bản nào?

Lời giải: 

Bài tập 1.

Dàn ý:

- Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

- Thân bài:

+ giải thích quan niệm vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích.

+ bày tỏ sự đồng tình hay không đồng tình.

+ lí giải kết hợp với nêu dẫn chứng:

 Nguồn gốc thơ ca.

Cảm nhận thơ ca có chăng chỉ cần 1 yếu tố?

Suy nghĩ của bản thân.

- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Bài tập 2.

Điều kiện: thể thơ, hình ảnh, vần, nhịp, dung lượng…

Dự kiến:

- Đối với thơ, dung lượng ảnh hưởng như thế nào?

- Có phải vần là một trong những yếu tố nhận biết thơ ca?

- Hình ảnh trong thơ có vai trò gì?

- Tình cảm trong bài thơ nên được thể hiện ra sao? Giấu kín hay bộc bạch trực tiếp?

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022