logo

Bài 51. Saccarozơ

Bài 51. Saccarozơ

Bài 51.1 trang 59 SBT Hóa học 9

Tiến hành thí nghiệm sau:

Cho vào hai cốc cùng một lượng nước (khoảng 100 ml), sau đó cho vào cốc thứ nhất glucozơ, cốc thứ hai saccarozơ (với khối lượng như nhau, khoảng hai thìa cà phê) khuấy cho tan hết. Hãy so sánh độ ngọt giữa hai dung dịch đường.

Lời giải

Cốc hoà tan đường saccarozơ ngọt hơn.

Bài 51.2 trang 59 SBT Hóa học 9

Rót khoảng 100 ml H20 vừa đun sôi vào cốc thủy tinh, sau đó cho đường ăn vào khuấy nhanh đến khi thấy đường không tan nữa thì dừng lại. Rót lấy phần dung dịch sang cốc khác đậy lại, để yên sau một ngày, quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.

Lời giải

Có đường kết tinh trong cốc do độ tan của saccarozơ trong nước lạnh nhỏ hơn trong nước nóng.

Bài 51.3 trang 59 SBT Hóa học 9

Saccarozơ bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch axit tạo ra:

  1. Một phân tử fructozơ và một phân tử glucozơ.

  2. Hai phân tử glucozơ.

  3. Hai phân tử fructozơ.

  4. Một phân tử glucozơ và ba phân tử axit axetic.

Lời giải

Đáp án A.

Bài 51.4 trang 60 SBT Hóa học 9

Nêu cách phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: rượu etylic, axit axetic, saccarozơ.

Lời giải

TN1: Dùng quỳ tím nhận được axit axetic.

TN2: Cho vào mỗi dung dịch vài giọt dd axit H2S04, đun nóng, sau đó trung hoà bằng dd NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng gương. Dung dịch nào có phản ứng tráng gương, đó là dung dịch saccarozơ.