logo

Bài 48. Luyện tập - Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Bài 48. Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Bài 48.1 trang 57 SBT Hóa học 9

Có các chất sau:

C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, (C17H35C00)3C3H5.

a) Những chất nào tan nhiều trong nước?

b) Những chất nào có phản ứng thủy phân?

c) Những chất nào có thể chuyển đổi trực tiếp cho nhau?

Hãy viết các phương trình hoá học.

Lời giải

a) Các chất tan nhiều trong nước: C2H5OH, CH3

b) Các chất có phản ứng thuỷ phân:

CH3COOC2H5, (C17H35COO)3C3H5.

c) Các chất chuyển đổi cho nhau theo sơ đồ

Bài 48.1 trang 57 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

C2H5OH + CH3COOH → CH3COOC2H5 + H2O

Bài 48.2 trang 58 SBT Hóa học 9

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Vào mùa đông, khi rửa bát đĩa có dính nhiều chất béo người ta thường dùng nước nóng.

b) Sau khi ép lấy dầu từ lạc người ta thường cho hơi nước nóng đi qua bã ép nhiều lần.

Lời giải

a, b: Các hiện tượng đó được giải thích dựa trên cơ sở là dầu mỡ ăn ít tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng.

Bài 48.3 trang 58 SBT Hóa học 9

Một trong các phương pháp sản xuất rượu etylic là lên men tinh bột. Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic gọi là bỗng rượu. Hãy giải thích tại sao bỗng rượu để trong không khí lại bị chua và khi dùng bỗng rượu để nấu canh thì lại thấy có mùi thơm.

Lời giải

Trong bỗng rượu còn một lượng nhỏ rượu (dung dịch rượu loãng). Khi để trong không khí, rượu bị chuyển thành axit axetic. Khi dùng bỗng rượu để nấu canh có một lượng nhỏ axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat có mùi thơm

Bài 48.4 trang 58 SBT Hóa học 9

Trình bày phương pháp tách các chất ra khỏi nhau từ các hỗn hợp sau:

a) Rượu etylic và axit axetic.

b) Axit axetic và etyl axetat

Lời giải

a) Cho hỗn hợp tác dụng với CaO, sau đó chưng cất được rượu etylic. Chất rắn không bay hơi cho tác dụng với H2SO4, sau đó chưng cất thu được CH3

b) Cho hỗn hợp tác dụng với CaCO3, sau đó chưng cất được etyl axetat.

Chất rắn không bay hơi cho tác dụng với H2SO4, sau đó chưng cất thu được CH3COOH.

Bài 48.5 trang 58 SBT Hóa học 9

Tính năng lượng toả ra khi cơ thể oxi hoá hoàn toàn 15 gam chất béo. Biết 1 gam chất béo khi bị oxi hoá hoàn toàn toả ra năng lượng là 38 kJ.

Lời giải

Cứ 1g chất béo khi bị oxi hóa hoàn toàn tỏa ra 38kJ

Vậy 15g chất béo khi bị oxi hóa hoàn toàn tỏa ra x kJ

x = 15.38/1 = 570kJ

Bài 48.6 trang 58 SBT Hóa học 9

Cho m gam hỗn hợp A gồm CH3COOH và CH3COOC2H5 tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì vừa hết 300ml. Tách lấy toàn bộ lượng rượu etylic tạo ra rồi cho tác dụng với Na thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).

a) Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.

Lời giải

Gọi số mol CH3COOH là x

số mol CH3COOC2H5 là y.

Phương trình hoá học của phản ứng giữa axit và este với NaOH:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H20

x mol x mol

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

y mol y mol y mol

Số mol NaOH phản ứng là: x + y = 300/1000 x 1 = 0,3 mol

Phương trình hoá học của phản ứng giữa rượu etylic với Na:

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2

y y/2

Ta có y/2 = 2,24/22,4 = 0,1 => y = 0,2

Thay y = 0,2 vào phương trình x + y = 0,3, ta có:

x = 0,3 - 0,2 = 0,1 (mol).

Vậy khối lượng axit axetic là: 60 x 0,1 = 6 (gam). Khối lượng etyl axetat là: 88 x 0,2 = 17,6 (gam).

Khối lượng hỗn hợp là: 6 + 17,6 = 23,6 (gam).

Vây % khối lương axit axetic = 6/23,6 × 100% = 25,42%

% khối lượng etyl axetat là 100% - 25,42% = 74,58%.

Bài 48.7 trang 58 SBT Hóa học 9

Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam một hỗn hợp gồm este có công thức CH3COOCnH2n+1 và ancol CnH2n+1OH, thu được 44 gam khí CO2 và 19,8 gam H20. Hãy xác định công thức phân tử của este và ancol.

Lời giải

Phương trình hóa học:

CH3COOCnH2n+2 + (3n+4)/2 O2 → (n+2)CO2 + (n+2)H2O

CnH2n+2OH + 3n/2O2 → nCO2 + (n+1)H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

=> 22,2 + Bài 48.7 trang 58 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 = 44 + 19,8 => Bài 48.7 trang 58 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 (ảnh 2) = 41,6g

Sau phản ứng: mO = 44/44 x 32 + 19,8/18 x 16 = 49,6g

Vậy khối lượng oxi có trong este và ancol là: 49,6 - 41,6 = 8 (gam).

Theo phương trình hoá học khi đốt cháy este thu được Bài 48.7 trang 58 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 (ảnh 3) còn khi đốt cháy ancol số mol H20 lớn hơn số mol CO2.

=> nancol = Bài 48.7 trang 58 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 (ảnh 4) = 1,1 - 1 = 0,1 mol

Vậy khối lượng oxi trong este là: 8 - 16.0,1 = 6,4g

=> neste = 6,4/32 = 0,2 mol

=> 0,2(n+2) + 0,1n = 1

=> 2n + 4 + n = 10 => n = 2