logo

Bài 4. Một số axit quan trọng

Bài 4. Một số axit quan trọng

Bài 4.1 trang 6 SBT Hóa học 9

Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với các chất trong dãy:

  1. CuO, BaCl2, NaCl, FeCO3

  2. Cu, Cu(OH)2, Na2CO3,KCl

  3. Fe; ZnO; MgCl2; NaOH

  4. Mg, BaCl2; K2CO3, Al2O3

Lời giải

Đáp án D

Bài 4.2 trang 6 SBT Hóa học 9

Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric?

a) Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit.

b) Axit sunfuric đặc tác dụng với đồng kim loại.

Viết các phương trình hoá học và giải thích.

Lời giải

Hướng dần

- Viết hai phương trình hoá học.

- Muốn điều chế n mol CuSO4 thì số mol H2SO4 trong mỗi phản ứng sẽ là bao nhiêu?

Từ đó rút ra, phản ứng của H2SO4 với CuO sẽ tiết kiệm được H2SO4.

Bài 4.3 trang 7 SBT Hóa học 9

Cho những chất sau: đồng, các hợp chất của đồng và axit sunfuric. Hãy viết những phương trình hoá học điều chế đồng (II) sunfat từ những chất đã cho, cần ghi rõ các điều kiện của phản ứng.

Lời giải

Hướng dẫn

Có các chất: Cu; các hợp chất của đồng là CuO, Cu(OH)2, các muối đồng là CuCO3 hoặc CuCl2, hoặc Cu(NO3)2; H2SO4. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện của phản ứng.

Thí dụ:

- Cu + H2SO4 (đặc)

- CuO + H2SO4

- CuCO3 + H2SO4

- Cu(OH)2 + H2SO4

Bài 4.4 trang 7 SBT Hóa học 9

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau: CuO, BaCl2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Giải thích và viết phương trình hoá học.

Lời giải

Hướng dần:

Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.

- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch màu xanh lam là CuO.

- Chất rắn tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo nhiều bọt khí là Na2CO3

- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 tạo kết tủa trắng là BaCl2

Viết các phương trình hóa học của mỗi trường hợp trên.

Bài 4.5 trang 7 SBT Hóa học 9

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là: HCl, H2SO4. NaCl, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.

Lời giải

- Dùng quỳ tím nhận biết được HCl, H2SO4 (nhóm I) và NaCl, Na2SO4 (nhóm II).

- Phân biệt hai axit trong nhóm I bằng muối bari như BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc bằng Ba(OH)2.

- Phân biệt hai muối trong nhóm II cũng dùng hợp chất của bari như đã nói ở trên.

Bài 4.6 trang 7 SBT Hóa học 9

Cho một lượng bột sắt dư vào 50 ml dung dịch axit sunfuric. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc).

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.

c) Tính nồng độ moi của dung dịch axit sunfuric đã dùng.

Lời giải

Hướng dẫn:

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa Fe với dung dịch H2SO4loãng.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

b) Tìm số mol Fe tham gia phản ứng:

nFe = nH = 0,15 mol, suy ra mFe = 8,4 gam.

c) Tìm số mol H2SO4có trong dung dịch:

 Bài 4.6 trang 7 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9= 0,15 mol, tính ra Bài 4.6 trang 7 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 (ảnh 2)= 3M.

Bài 4.7 trang 7 SBT Hóa học 9

Trung hoà 20 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.

c) Nếu trung hoà dung dịch axit sunfuric trên bằng dung dịch KOH 5,6%, có khối lượng riêng là 1,045 g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH?

Lời giải

a) Phương trình hoá học:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

b) Tìm khối lượng dung dịch NaOH:

- Số mol H2SO4 tham gia phản ứng: 1x20/1000 = 0,02 mol

- Số mol NaOH tham gia phản ứng.

nNaOH = Bài 4.7 trang 7 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 = 0,02 x 2 = 0,04 mol

- Khối lượng NaOH tham gia phản ứng: mNaOH = 0,04 x 40 = 1,6 (gam).

- Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng:

mddNaOH = 1,6x100/20 = 8 gam

c) Tìm thể tích dung dịch KOH

- Phương trình hoá học:

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

- Số mol KOH tham gia phản ứng:

nKOH = Bài 4.7 trang 7 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 (ảnh 2) = 0,02 x 2 = 0,04 mol

- Khối lượng KOH tham gia phản ứng: mKOH = 0,04 x 56 = 2,24 (gam).

- Khối lượng dung dịch KOH cần dùng:

mddKOH = 2,24x100/5,6 = 40 gam

- Thể tích dung dịch KOH cần dùng:

VddKOH = 40/1,045 ≈ 38,278 ml

Bài 4.8 trang 7 SBT Hóa học 9

Cho dung dịch HCl 0,5M tác dụng vừa đủ với 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, FeCO3. Thấy thoát ra một hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 là 15 và tạo ra 31,75 gam muối clorua.

a) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.

b) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

Lời giải

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + H2O + CO2

a) Tính thể tích dung dịch HCl:

nHCl = 2Bài 4.8 trang 7 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 = 2.31,75/127 = 0,5 mol

VHCl = 0,5/0,5 = 1l

b) Tính % khối lượng: Gọi số mol Fe, FeO, FeCO3trong hỗn hợp là x, y, z => x + y + z = 0,25

Theo phương trình hóa học: Số mol H2, CO2 là x, z

Bài 4.8 trang 7 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 (ảnh 2)

Mặt khác: 56x + 72y + 116z = 21,6

Giải ra ta có:

Bài 4.8 trang 7 SBT Hóa học 9 | Giải sách bài tập Hóa 9 (ảnh 3)