logo

Giải GDCD 9 Bài 7 ngắn nhất: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sách giáo khoa GDCD 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuát hiện trong đề kiểm tra.

Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Giải GDCD 9 Bài 7 ngắn nhất: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc


Nội dung bài học

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, cách ứng xử,...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo,...

Ý nghĩa:

Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Trách nhiệm của chúng ta:

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc 


Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 7 ngắn nhất 

a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?

Trả lời:

- Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhất là khi tổ quốc lâm nguy thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi và mạnh mẽ:

+ Trong quá khứ - các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

+ Sự tiếp nối truyền thống yêu nước: Dũng cảm trong chiến đấu và đảm đang trong lao động sản xuất.

b) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

Trả lời:

- Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn giữ đúng đạo nghĩa, đến mừng ngày sinh của thầy giáo.

- Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò với thái độ kính cẩn, khiêm tốn, đúng đạo thể hiện sự tri ân đối với thầy giáo cũ.

- Cách cư xử đó thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

+ Truyền thống yêu nước.

+ Truyền thống đoàn kết.

+ Truyền thông nhân nghĩa.

+ Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động.

+ Truyền thống hiếu học.

d) Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

- Chúng ta cần tự hào, biết ơn, trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành động phá hoại và đánh mất truyền thống dân tộc.


Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 9 Bài 7 ngắn nhất

Bài 1 trang 25-26 Giáo dục công dân 9: Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc;

b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa;

c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d) Không tôn trọng những người lao động chân tay;

đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác;

e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa;

g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc;

h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam;

i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo;

k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật;

l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

- Đó là: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Bài 2 trang 26 Giáo dục công dân 9: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...) và giới thiệu để bạn bè cùng biết.

Trả lời:

* Lễ hội chùa Côn Sơn

Lễ hội diễn ra theo thời gian hai mùa trong năm: Hội thu: từ 16 – 20/8 âm lịch; Hội xuân: từ 18 – 22/1 âm lịch. Địa điểm tổ chức lễ hội tại xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thông qua lễ hội, nhân dân Hải Dương nhằm suy tôn vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cùng thiền sư Huyền Quang - Một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm.

* Lễ hội Đền Yết Kiêu

Lễ hội đền Yết Kiêu được tổ chức trong hay ngày là ngày 15/1 và ngày 15/8 (âm lịch) tại thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương với mục đích suy tôn tướng Yết Kiêu – vị danh tướng của Trần Hưng Đạo có tài bơi lặn, đánh giặc.

Bài 3 trang 26 Giáo dục công dân 9: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

a) Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá;

b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa;

e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Trả lời:

- Em đồng ý với các ý kiến: (a), (b), (c), (e).

Bài 4 trang 26 Giáo dục công dân 9: Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.

Trả lời:

- Ví dụ: Tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ truyền thống, tham gia quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, cùng chung tay bảo vệ các truyền thống tốt đẹp tại địa phương (tôn sư trọng đạo, Truyền thống nhân nghĩa, Hiếu học; truyền thống anh dũng…)

Bài 5 trang 26 Giáo dục công dân 9: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?

Trả lời:

- Em không đồng ý với An.

- Vì, Việt Nam có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

- Em sẽ nói với An:

+ Nước ta còn nghèo bởi nước ta là một nước nông nghiệp, điểm bắt đầu thấp hơn các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng ta có một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, dũng cảm và luôn phấn đấu không ngừng.

+ Việt Nam có rất nhiều nhân tài và bằng phát minh sáng chế. Nhiều anh chị sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới.

+ Bên cạnh đó chúng ta còn có rất nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Truyền thống đánh giặc chỉ là một trong số những truyền thống cao đẹp đó.

+ Bạn An nên đọc thêm sách, báo và tìm hiểu thêm để thấy hết các truyền thống của dân tộc mình.

+ Được sống trong xã hội hòa bình và thân thiện, chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện để trưởng thành hơn, cống hiến cho đất nước.


Các câu hỏi củng cố kiến thức Bài 7 GDCD 9

1. Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

Trả lời:

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.

2. Những thái độ, hành vi về tôn trọng truyền thống kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trả lời:

- Tìm hiểu, sưu tầm, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Trân trọng, tự hào các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

- Giữ gìn và bảo vệ di tich lịch sử văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, tác phẩm nghệ thuật, món ăn truyền thống.

- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc.


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7

Câu 1: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Đáp án: B

Câu 2: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Đáp án: A

Câu 3: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Đáp án: A

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 6: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 7: Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 8: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Đáp án: A

Câu 9: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Đáp án: B

Câu 10: Đối với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ.

B. Kế thừa.

C. Phát triển.

D. Cả A, B, C.

Đáp án D


Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. ý nghĩa của truyền thống đó.

2. Kĩ năng

Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử.

3. Thái độ

Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.

 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải GDCD 9 ngắn nhất trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021