logo

Giải GDCD 9 Bài 4 ngắn nhất: Bảo vệ hòa bình

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 4: Bảo vệ hòa bình trong sách giáo khoa GDCD 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuát hiện trong đề kiểm tra.

Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Giải GDCD 9 Bài 4 ngắn nhất: Bảo vệ hòa bình


Nội dung bài học

Hòa bình:

- Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.

- Là khát vọng của nhân loại.

Biểu hiện của lòng yêu hòa bình:

- Giữ gìn cuộc sống bình yên

- Dùng lòng thương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn

- Không để xảy ra chiến tranh xung đột

Cách thực hiện:

- Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi nơi mọi lúc giữa con người

- Đảng ta đã và đang tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình và công lý trên thế giới.


Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 4 ngắn nhất

a) Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên?

Trả lời:

Nhìn vào những bức ảnh, em thấy:

+ Hậu quả thảm khốc của chiến tranh, cướp đi sinh mạng con người, đẩy người dân vào cảnh sống bệnh tật, thiếu thốn và lo sợ.

+ Mong muốn sống bình an, hạnh phúc của nhân dân toàn thế giới.

+ Sự cần thiết phải ngăn chặn mọi cuộc chiến tranh và bảo vệ hoà bình trên toàn thế giới.

b) Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào?

Trả lời:

- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã làm 10 triệu người chết.

- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã làm cho 60 triệu người chết.

c) Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình?

Trả lời:

- Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

- Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

- Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

d) Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?

Trả lời:

+ Viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình (cuộc thi UPU).

+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức.

+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, nhân ái.

+ Tôn trọng những nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.


Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 9 Bài 4 ngắn nhất

Bài 1 trang 16 Giáo dục công dân 9: Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

a) Biết lắng nghe người khác;

b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác;

c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân;

d) Học hỏi những điều hay của người khác;

đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình;

e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác;

g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc;

h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;

i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

Trả lời:

- Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.

Bài 2 trang 16 Giáo dục công dân 9: Em tán thành những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình;

b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh;

c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.

Trả lời:

- Em tán thành với ý kiến (a), (c).

- Vì:

+ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc.

+ Do vậy, bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của riêng một quốc gia nào.

Bài 3 trang 16 Giáo dục công dân 9: Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em, trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.

Trả lời:

- Phong trào đi bộ và đạp xe, tập yoga vì hoà bình.

- Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;

- Giao lưu văn hóa và ngôn ngữ với thanh thiếu niên quốc tế.

- Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

- Địa phương tuyên truyền và tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao ý thức của người dân, chống lại các âm mưu chia rẽ của kẻ thù.

Bài 4 trang 16 Giáo dục công dân 9: Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình (ví dụ: Biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,..).

Trả lời:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ hoà bình (ví dụ: biểu diễn văn nghệ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,..).


Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 4

Câu 1: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

A. 30/4/1975.

B. 01/5/1975.

C. 02/9/1945.

D. 30/4/1954.

Đáp án: A

Câu 2: Biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?

A. Lắng nghe ý kiến của mọi người.

B. Giúp đỡ, ủng hộ các gia đình khó khăn.

C. Thừa nhận khuyết điểm và sửa chữa.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 3: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Cãi nhau với hàng xóm.

C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 4: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là

A. Hợp tác.

B. Hòa bình.

C. Dân chủ.

D. Hữu nghị.

Đáp án: B

Câu 5: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Đáp án: A

Câu 6: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là?

A. Diễn biến hòa bình.

B. Diễn biến chiến tranh.

C. Diễn biến cục bộ.

D. Diễn biến nội bộ.

Đáp án: A

Câu 7: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?

A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.

C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.

D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Đáp án: D

Câu 8: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

A. Đánh lại.

B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề.

C. Báo với công an.

D. Báo với gia đình.

Đáp án: B

Câu 9: Trong thôn em có xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.

B. Coi như không biết.

C. Làm theo các đối tượng lạ.

D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.

Đáp án: D

Câu 10: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.

C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

D. Cả A, B, C.

Đáp án D


Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

Học sinh hiểu được hoà bình và khát vọng của nhân loại,hoà bình mang lại hạnh phúc cho con người. học sinh thấy được tác hại của chiến tranh. Có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.

2. Kĩ năng

HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động chống chiến tranh.

3. Thái độ

Có thái độ tốt với mọi người xung quanh. Góp phần nhỏ tuỳ theo sức lực bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Bài 4: Bảo vệ hòa bình theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.Mời các bạn xem thêm các bài Giải GDCD 9 ngắn nhất trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021