Câu nói của George Sand đã nêu lên thiên chức của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác văn học. Phân tích câu nói này sẽ giúp người đọc hiểu hơn về thiên hướng của nhà văn.
Đề bài: George Sand cho rằng: "Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến đó.
I. Mở bài
- Dẫn dắt vào đề + trích dẫn: Bàn về vai trò của người nghệ sĩ đối với tác phẩm và cuộc đời, George Sand cho rằng: “Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người”.
- Chuyển ý: Ngay sau đây, chúng ta sẽ phân tích làm rõ vấn đề này.
II. Thân bài
- Giải thích trích dẫn:
+ “Thiên hướng” là một khái niệm chỉ về xu hướng của một người hoặc một tập thể trong việc đưa ra lựa chọn nhất định. Thiên hướng của mỗi cá nhân có thể thay đổi trong suốt cuộc sống và có thể được phát hiện và củng cố thông qua trải nghiệm sống.
+ “thiên hướng” của người nghệ sĩ dù có thay đổi như thế nào thì cũng không tách rời cái việc “đưa ánh sáng vào trái tim con người”.
- Khẳng định vấn đề: Tác phẩm văn chương giúp cho con người nhìn nhận được những vấn đề của cuộc sống, biết nhận thức đúng sai, phân biệt phải trái, biết yêu quý trân trọng cái đẹp, biết căm thù, ghê tởm cái xấu xa, cái giả dối và đứng lên đấu tranh chống lại chúng.
- Bàn luận và chứng minh:
+ Cái đích hướng đến cuối cùng của văn học suy cho cùng vẫn luôn là con người, mong muốn làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn, thanh cao hơn: “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm khúc”,... với các giá trị chân - thiện - mỹ khiến người đọc phải suy ngẫm; Những tác phẩm thời hiện đại như “Cải ơi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Cải ơi! – Tình yêu thương thầm lặng của người cha, về đi về với yêu thương.
+ Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.
II. Kết bài
- Kết luận: Nghệ sĩ là thiên bẩm, chứ không phải gắng sức hay khổ mà thành thế nào cũng không bằng cái trực giác luyện mà nghệ sĩ hay không, chứ không thể học tập nhiệm màu của tâm được thành.
- Liên hệ bản thân: Với tư cách là một độc giả, tôi vô cùng khâm phục và biết ơn những người nghệ sĩ mà đời xa và rộng, không ai thấy mặt họ, nhưng những tác phẩm của họ vẫn luôn chói sáng như một vì sao rực rỡ.
Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng, hương nhụy trong mát và ngọt lành của cuộc sống chính là văn học. Từ bao đời nay, văn học và cuộc sống luôn tồn tại trong một mối quan hệ hữu cơ gắn kết khó có thể tách rời. Ví như con ong cần mẫn tìm mật ngọt, những người nghệ sĩ, bằng tài năng và trái tim đầy xúc cảm của mình đã thu nhặt, gom góp những mảng màu của thế giới đa sắc để đưa vào trong văn học. Bàn về vai trò của người nghệ sĩ đối với tác phẩm và cuộc đời, George Sand cho rằng: “Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người”. Ngay sau đây, chúng ta sẽ phân tích làm rõ vấn đề này.
Trước hết, chúng ta cần hiểu “thiên hướng” là gì. “Thiên hướng” là một khái niệm chỉ về xu hướng của một người hoặc một tập thể trong việc đưa ra lựa chọn nhất định. Thiên hướng của mỗi cá nhân có thể thay đổi trong suốt cuộc sống và có thể được phát hiện và củng cố thông qua trải nghiệm sống. Tuy nhiên, “thiên hướng” của người nghệ sĩ dù có thay đổi như thế nào thì cũng không tách rời cái việc “đưa ánh sáng vào trái tim con người”. Có nghĩa là giúp cho con người nhìn nhận được những vấn đề của cuộc sống, biết nhận thức đúng sai, phân biệt phải trái, biết yêu quý trân trọng cái đẹp, biết căm thù, ghê tởm cái xấu xa, cái giả dối và đứng lên đấu tranh chống lại chúng.
Nhà văn Thạch Lam đã từng viết: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Điều ấy quả không sai. Đã có rất nhiều những người nghệ sĩ chân chính đã đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị. Cuộc sống cứ trôi đi, nháy mắt hạ hết đông tàn và rồi mùa xuân lại đến, thời gian khắc nghiệt không bỏ qua một thứ gì, thế nhưng những áng văn thơ được viết từ trái tim những người nghệ sĩ chân chính vẫn sẽ mãi tồn tại với nhiệm vụ thắp lên một ngọn lửa sưởi ấm trái tim và dẫn lối cho con người đi đến chân - thiện - mỹ. Cái đích hướng đến cuối cùng của văn học suy cho cùng vẫn luôn là con người, mong muốn làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn, thanh cao hơn. Chúng ta đã bắt gặp “thiên hướng” này rất nhiều lần, từ những tác phẩm đã ra đời cách đây hàng thế kỉ như “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm khúc”,... với các giá trị chân - thiện - mỹ khiến người đọc phải suy ngẫm và thật sự là “Văn học là tiếng nói của các thời đại, là cuộc đối thoại chứa chan tình người giữa những người xưa và người nay” (Nguyễn Khánh Toàn). Những tác phẩm thời hiện đại như “Cải ơi” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Cải ơi! – Tình yêu thương thầm lặng của người cha, về đi về với yêu thương. Cải ơi! – Một tâm hồn bình dị, một tình yêu thương tha thiết của người cha đối với đứa con gái nhỏ, nhưng lại có một kết cục thật buồn và chua xót. Truyện ngắn “Cải ơi!” của Nguyễn Ngọc Tư thực sự đã chạm vào tâm hồn của những người con xa quê nhớ về người cha của mình, nhớ về tình cảm gia đình trân quý. Vẫn với những ngôn từ giản đơn, gần gũi, truyện ngắn đã gieo lại trong lòng độc giả một nỗi niềm nuối tiếc, chơi vơi, xúc động và đồng cảm sâu sắc. Người đời thường bảo cha gà có bao giờ thương con vịt, nhưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tình thương ấy hiện hữu như một biểu tượng của tình người. Chất nhân văn lấp lánh trong tác phẩm vẫn được truyền tải rõ nét đến độc giả. Câu chuyện buồn như câu hát ru: “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.
Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Về mặt tư tưởng, văn học hình thành trong người đọc một tư tưởng tiến bộ, giúp cho họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét trong ý nghĩa của những câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”, hay trong lời thơ của Nguyễn Sĩ Đại: “Người vá trời lấp bể/ Kẻ đắp lũy xây thành/ Ta chỉ là chiếc lá/ Việc của mình là xanh”. Về tình cảm, văn học giúp con người biết yêu, biết ghét một cách đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn; chẳng hạn câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”, khơi dậy biết bao thủy chung ân nghĩa của tình cảm đồng bào; bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm gợi biết bao yêu thương và tự hào về Tổ quốc.
Thạch Lam trong tập tùy bút “Theo dòng” (1941) đã rất đúng đắn khi khẳng định nghệ sĩ là thiên bẩm, chứ không phải gắng sức hay khổ mà thành thế nào cũng không bằng cái trực giác luyện mà nghệ sĩ hay không, chứ không thể học tập nhiệm màu của tâm được thành: “Người ta sinh ra làm nghệ sĩ hay không, chứ không thể học tập mà thành được. Muốn cố sức hiểu thế nào cũng không bằng cái trực giác nhiệm màu của tâm hồn nghệ sĩ. Các nghệ sĩ là những người không có một cái khoa học nhân tạo nào mà có thể gây thành được”. Với tư cách là một độc giả, tôi vô cùng khâm phục và biết ơn những người nghệ sĩ mà đời xa và rộng, không ai thấy mặt họ, nhưng những tác phẩm của họ vẫn luôn chói sáng như một vì sao rực rỡ.