logo

(Chân trời sáng tạo) Soạn GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo (trang 17, 21)

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo (trang 17, 21) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

A. Mở đầu


Em hãy đọc và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

- Cần cù bù thông minh

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Cái khó ló cái khôn

- Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.

Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo (trang 17, 21)

Trả lời:

Ý nghĩa của các câu tục ngữ là:

- Cần cù bù thông minh: Một người cần cù, chịu khó tìm tòi, chăm chỉ thì sẽ không thua kém gì những người thông minh. Câu nó có ý nghĩa muốn nhắc nhở mọi người hãy chăm chỉ, cần cù, kiên trì sẽ thành công hơn những kẻ thông minh mà lười biếng.

- Có công mài sắt có ngày nên kim: Để tạo nên một chiếc kim bé nhỏ từ những thanh sắt khô cứng phải mất rất nhiều thời gian. Vì thế, nếu chúng ta kiên trì, bền bỉ mài dũa thì sẽ có được thành quả. Câu nói muốn nhắc nhở mọi người hãy kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình để có được thành công.

- Cái khó ló cái khôn: nghĩa là càng khó khăn thì con người lại càng sáng tạo ra cách làm mới để giải quyết những khó khăn đó. Câu nói muốn nhắc nhở mọi người hãy sáng tạo trong công việc.

- Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật: khuyên bảo mọi người trước khi bắt tay làm việc gì thì hãy dành thời gian suy nghĩ cho kỹ lưỡng về quá trình làm việc. Có như vậy thì làm việc với nhanh còn hơn cả ngày chỉ lao đầu vào làm mà không biết cách sáng tạo.

B. Khám phá


1. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIÊU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách ( nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng).

Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dân tộc ta đi đến thắng lợi,....

- Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của?

- Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trả lời:

- Nhận xét cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của: Giáo sư làm việc rất chăm chỉ, chịu khó, luôn cần cù, sáng tạo nhằm tôn vinh hạt lúa Việt Nam. Nhờ những cống hiến của ông mà cây lúa Việt Nam đạt năng suất cao, là người đóng góp to lớn cho ngành nông nghiệp nước ta.

- Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động là những hành động giúp con người nâng cao sự hiểu biết về công việc mình làm, rèn luyện các kỹ năng, kinh nghiệm để tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất.


3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1:

- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?

- Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trường hợp 2: 

- Em có nhận xét gì về thái độ của bạn K trong lao động?

- Theo em, bạn K nên thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

* Trường hợp 1:

- Việc làm của bạn Ninh và bạn Hải thật đáng khen vì 2 bạn rất chăm chỉ, chịu khó học tập. Không chỉ vậy còn biết kiếm thêm tiền trong những lúc rảnh rỗi để chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Bài học: Luôn chăm chỉ, chịu khó và biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động, em đã thường xuyên rèn luyện, quan sát người khác khi họ làm việc để học hỏi kinh nghiệm như: quan sát ông bà làm đồ thủ công, giúp mẹ cấy lúa,…

* Trường hợp 2:

- Bạn K có thái độ không chăm chỉ, không có sự cố gắng, gặp khó khăn đã nản chí, không có sự cần cù, sáng tạo khi đan nan tre.

- Bạn K nên chăm chú học hỏi cách đan nan tre, cố gắng rèn luyện đôi tay thật nhiều cho khéo léo thì mới tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

C. Luyện tập


1. Có quan điểm cho rằng: "Cần cù, sáng tạo không phải do bẩm sinh mà là kết quả của sự rèn luyện". Em hãy xây dựng bài thuyết trình để thể hiện suy nghĩ của mình.

Trả lời:

- Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên.

- Vì: Bất kì đức tính nào cũng vậy, nếu không có rèn luyện thì sẽ không có kết quả. Cần cù sáng tạo cũng vậy, không phải sinh ra con người đã có sẵn mà phải trải qua quá trình tìm tòi, rút kinh nghiệm, thậm chí có lúc thất bại nhưng phải có sự cố gắng tiếp tục nghiên cứu và tìm tòi. Qua đó mới đúc kết được những cái mới, những phương pháp mới sáng tạo hơn. Con người mới sinh ra chẳng ai biết đọc, biết viết mà phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện thì mới biết đọc biết viết. Lao động cũng vậy, cần cù, sáng tạo không phải do bẩm sinh mà là kết quả của sự rèn luyện.


2. Em hãy chỉ ra những việc làm thể hiện sự cần cù sáng tạo và những việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Vì sao?

a. Bạn H luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường.

b. Tuy đã giải được bài toán nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn.

c, Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P rất ít khi thực hiện các nhiệm vụ được giao và hay ỷ lại bạn bè.

d. Mỗi tuần, bạn T cùng nhóm bạn trong Câu lạc bộ Cây cọ nhí vẽ những bức tranh về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông bằng bút sáp tái sử dụng.

Trả lời:

- Những việc làm thể hiện sự cần cù sáng tạo: a, b, d vì những việc làm này đều rèn luyện bản thân nỗ lực vượt qua thử thách, khó khăn và tìm ra phương pháp mới tốt hơn (ví dụ: cách giải toán hay hơn, vẽ tranh bằng bút tái sử dụng,…)

- Những việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo: c vì hành động của bạn P là ỷ lại, không hòa đồng, không chăm chỉ học tập.


3. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

- Em có đồng ý đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trả lời:

- Em không đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì việc bạn V làm là để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ cho các bạn học tập tốt hơn. Trái lại bạn M lại chơi game và cho rằng học trực tuyến không ai kiểm tra, như vậy kết quả học tập của bạn M sẽ kém.

- Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động là: Hãy chăm chỉ, chịu khó, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách trong lao động và học tập để tìm ra phương pháp làm việc và học tập hiệu quả.


4. Em hãy kể tên những việc làm cụ thể sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống

Trả lời:

Những việc làm cụ thể sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống là:

- Khi gặp các bài toán khó em vẫn nỗ lực tìm cách giải

- Tự giác học bài, không cần bố mẹ nhắc nhở.

- Giúp bố mẹ làm những công việc nhỏ như: lấy củi, chăn gà,…

D. Vận dụng


1. Em hãy cùng nhóm bạn thực hiện một sản phẩm (viết lời cho đoạn nhạc, sáng tác bài thơ, vè, điệu lí,…) có nội dung là những kiến thức cần ghi nhớ của một bài học trong môn học thuộc chương trình lớp 8. Sau đó chia sẻ với các bạn để cùng nhau áp dụng.

>>> Xem trả lời


2. Em hãy sưu tầm câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023