logo

(Chân trời sáng tạo) Soạn GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam (trang 5, 9)

Hướng dẫn Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam (trang 5, 9) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam (trang 5, 9)

A. Mở đầu


1. Em hãy ghép các chữ cái chung nhóm màu thành những từ có ý nghĩa về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Màu vàng: HIẾU HỌC

Màu xanh: HIẾU THẢO

Màu hồng: YÊU NƯỚC

B. Khám phá


1. Em hãy đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu:

- Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và các hình ảnh trên. Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó.

- Hãy nêu những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và hình ảnh:

- Trong bài ca dao là truyền thống uống nước nhớ nguồn

- Trong các hình ảnh:

+ Ngôi Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng: Đánh giặc

+ Mạc Đĩnh Chi học bài dưới đèn đom đóm: Hiếu học

+ Con trai chăm sóc mẹ già: yêu thương, đùm bọc

+ Hướng về đồng bào miền Trung: Thương người

=> Những truyền thống này có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội, là nguồn lực không nhỏ cho sự phát triển đất nước Vệt Nam giàu mạnh. Từ đó, hình thành nên phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam trước bạn bè thế giới.


2. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1: Là du học sinh vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;.....Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình.

Trường hợp 2: Hằng năm, cứ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, thầy và trò Trường Trung học cơ sở A lại háo hức tham gia các hoạt động Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như: dâng hương để tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước, tham gia các trò chơi dân gia,.....Qua đó, học sinh biết trân trọng, tự hào về nguồn cội và có thêm động lực để cố gắng học tahap, góp phần xây dựng đất nước.

Trường hợp 3: Trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh do Trường Trung học cơ sở X tổ chức, bạn H cùng nhóm bạn hăng hái sưu tầm tư liệu, hình ảnh để chuẩn bị tham gia dự thi với đề tài hiếu học. Không chỉ tích cực tham gia dự thi, nhóm của bạn H còn đam mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học và đã từng đạt giải thưởng cao.

- Em hãy cho biết những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên

- Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân Việt Nam.

Trả lời:

- Những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên là:

+ Trường hợp 1: Tổ chức Tết cổ truyền dù đang ở nơi xứ người.

+ Trường hợp 2: dâng hương vua Hùng để tưởng nhớ cội nguồn dân tộc.

+ Trường hợp 3: Tinh thần hiếu học.

- Những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân Việt Nam như:

+ Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11

+ Ủng hộ áo ấm mùa đông cho đồng bào miền núi.

+ Ủng hộ chai, lọ đồ tái chế để tạo quỹ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.

C. Luyện tập


1. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam và giải thích ý nghĩa.

Trả lời:

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

- Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Nhiều điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng

- Nghèo cho sạch, rách cho thơm

- Lá lành đùm lá rách

- Ăn quả nhớ kẻ trông cây

- Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon


2. Em hãy đọc nhận định dưới đây và thực hiện yêu cầu

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19, những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hóa thành sứuc mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện "mục tiêu kép" vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19

- Em hãy nêu những việc làm cần thiết để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

- Những giá trị truyền thống được thể hiện trong đại dịch Covid -19 là: Lá lành đùm lá rách, Tương thân tương ái, Đoàn kết, tương trợ,…

- Những việc làm cần thiết để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:

+ Tham quan các di tích lịch sử để hiểu hơn về lịch sử nước nhà.

+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

+ Yêu thương, đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau trong gia đình và ngoài xã hội.

+ Tham gia các hoạt động tập thể, các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.

+ Tham gia, tìm hiểu về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam

+ Lên án, bài trừ những hành vi không đúng với thuần phong mỹ tục vủa người Việt Nam.

+ Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, truyền thống quê hương, đất nước

+ Tố cáo những hành vi trái vế pháp luật và đạo đức xã hội.

+ Không tham gia vào các tế nạn xã hội.


3. Em hãy đọc lời bài hát sau và trả lời câu hỏi

- Theo em, vì sao tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

- Em có suy nghĩ gì về một số bạn trẻ hiện nay thích dùng ngôn ngữ "chat", viết tắt tùy ý, biến âm một cách cảm tính, sai chính tả,...? Bản thân em đã giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào?

Trả lời:

-  Tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam là vì: Tiếng Việt là một trong những tiêu chuẩn góp phần vào bản sắc dân tộc. Tiếng Việt phản ánh bản sắc, văn minh của người Việt, đóng vai trò như là một cầu nối, một phương tiện để lan tỏa các giá trị truyền thống của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nhờ có tiếng Việt mà chúng ta giữ gìn được văn hóa, giữ gìn được bản sắc dân tộc, góp phần không nhỏ vào sự động lập và vững mạnh của tổ quốc.

- Một số bạn trẻ hiện nay thích dùng ngôn ngữ "chat", viết tắt tùy ý, biến âm một cách cảm tính, sai chính tả,… Điều này sẽ làm sai lệch ngôn ngữ chuẩn, khiến nhiều bạn trẻ quên mất tiếng mẹ đẻ. Không chỉ riêng gì chữ “chat”, các bạn trẻ sử dụng nhiều từ nghữ pha lẫn tiếng Anh lẫn tiếng Việt  như một cách thể hiện sự sành điệu, hiện đại trong ngông ngữ. Nếu cứ tiếp diễn lâu dài, chắc chắn tiếng Việt sẽ bị mai một và mất đi giá trị vốn có của nó. Vì vậy, chúng ta hãy sử dụng đúng ngôn ngữ, trau dồi vốn từ ngữ để giữ gìn tiếng Việt.

- Bản thân em đã giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những hành động cụ thể như: Sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, không sử dụng pha trộn tiếng Vệt với tiếng nước ngoài, thường xuyên trau dồi vốn từ thông qua các cuốn từ điển, khi nói chuyện với người nước ngoài thì sử dụng những từ thuần Việt.


4. Em hãy cho biết việc làm nào sau đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc. Vì sao?

a. Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

b. Bắt chước theo thần tượng trong phim ảnh, mạng xã hội,.... thiếu sự chọn lọc.

c. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống là không phù hợp.

d. Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.

e. Tham gia chương trình văn nghệ về chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Trả lời:

Những việc làm thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc là a, d, e vì những việc này sẽ góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam thêm giàu đẹp và đậm đà bản sắc dân tộc.


5. Em hãy viết đoạn văn bày tỏ lòng tự hào của bản thân đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đề xuất những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (truyền thống hiếu học, yêu nước, hiếu thảo...)

Trả lời:

Sinh ra và lớn lên ở đất nước ngàn năm văn hiến, em luôn tự hào vì trong mình mang dòng máu con Lạc cháu Hồng. Từ thời xa xưa, tổ tiên ta đã cùng nhau đấu tranh, xây dựng và gìn giữ đất nước. Cùng với đó là những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác như: yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn,… Tất cả những truyền thống này đã góp phần tạo nên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Là một người con Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ và phát triển những truyền thống đó dù ở bất cứ nơi đâu, dù là người lớn hay trẻ em, dù làm bất cứ việc gì từ những hành động nhỏ nhất. Có như vậy, bản thân mới chúng ta mới dần được hoàn thiện nhân cách và trở thành người có ích cho xã hội hôm nay và tương lai mai sau.

D. Vận dụng

Câu hỏi: Em hãy tuyên truyền, quảng bá về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bằng những sản phẩm như: báo tường, đoạn phim ngắn, âm nhạc, ca dao, tục ngữ,...

Trả lời:

Những câu ca dao tục ngữ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

+ Thương người như thể thương thân (nhân nghĩa)

+ Có công mài sắt có ngày nên kim (siêng năng, cần cù)

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng (biết ơn, uống nước nhớ nguồn)

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (đoàn kết)

+ Tiện học lễ, hậu học văn (tôn sư trọng đạo)

>>> Xem toàn bộ: Soạn GDCD 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi GDCD 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023