Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Nằm ở phân nhóm VIIIB chu kỳ 4. Sắt có thể tạo thành nhiều chất khác trong đó có FeCl2. Phương trình Fe ra FeCl2 được Toploigiai trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
Phương trình hóa học từ Fe ra FeCl2 là:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Điều kiện: Fe tác dụng với HCl ngay ở điều kiện thường. Không cần bất kì điều kiện nhiệt độ hay chất xúc tác, áp suất nào cả. Chỉ cần thực hiện ở một môi trường bình thường như trong lớp học, trong nhà, ngoài sân,...
- Cách thực hiện:
+ Cho kim loại sắt (đinh sắt) vào một ống nghiệm.
+ Nhỏ từ từ 1 - 2 ml dung dịch axit HCl vào ống nghiệm đã bỏ sẵn mẩu Fe.
- Hiện tượng: Kim loại bị tan dần, đồng thời có bọt khí không màu thoát ra.
- Kết quả: Axit clohicđric là axit mạnh, có khả năng tác dụng với kim loại đứng trước hidro. Và khi cho Fe tác dụng với axit HCl chỉ cho muối sắt (II).
a. Tác dụng với phi kim
Sắt tác dụng với phi kim: Halogen (Br2 , I2 ,Cl2 ,….), O2 , S, …
- Sắt tác dụng với halogen: (Điều kiện: đun nóng) → Tạo thành muối Sắt (III) halogen.
Phương trình tổng quát: 2Fe + 3X2 → 2FeX3
Ví dụ: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Lưu ý: Sắt tác dụng với I2 → Tạo thành muối Sắt (II) Iotua (điều kiện: đung nóng)
Fe + l2 → Fel2
- Sắt tác dụng với oxy
3Fe + 2O2 to→ Fe3O4
=> Fe3O4 là oxit sắt từ, là oxit của hỗn hợp sắt có hóa trị II và III: FeO và Fe2O3
- Sắt tác dụng với phi kim khác.
Fe + S (t°) → FeS
+ Ngoài Oxi (O) và Lưu huỳnh (S), sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối.
2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3
b. Tác dụng với dung dịch axit
- Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc nguội và axit H2SO4 đặc nguội do tạo ra lớp oxit bảo vệ, ngăn cản kim loại tác dụng với axit
- Sắt tác dụng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III, không giải phóng H2
Fe + H2SO4 đặc to→Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 6HNO3 đặc to→Fe(NO3)3 + 3NO2 + H2O
c. Tác dụng với dung dịch muối
Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn trong dãy điện hoá, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
d. Sắt hầu như không tác dụng với nước lạnh.
Sắt hầu như không tác dụng với nước lạnh, chỉ tác dụng khi đun nóng ở nhiệt độ cao.
Ở nhiệt độ cao < 5700 độ C thì sắt mới tác dụng với H2O:
3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2