logo

Em hãy chia sẻ với các bạn về gia đình của mình (các thành viên, tình cảm, sự quan tâm, cảm thông)?

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn về gia đình của mình (các thành viên, tình cảm, sự quan tâm, cảm thông)?

Lời giải:

- Gia đình của em gồm 4 người: bố, mẹ, anh trai và em

- Bố, mẹ: luôn quan tâm, chăm sóc các con chu đáo, bên cạnh động viên mỗi khi các thành viên trong gia đình gặp khó khăn.

- Anh trai: luôn chăm ngoan, học giỏi, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà và chăm sóc em mỗi khi bố mẹ vắng nhà.

* Hạnh phúc gia đình

Hạnh phúc gia đình là gia đình có đầy đủ các điều kiện vật chất và tinh thần. Có thể khiến cho mỗi thành viên trong gia đình đều cảm thấy hạnh phúc. Với bất cứ định nghĩa nào thì điều quan trọng nhất là bạn cùng các thành viên trong gia đình đều cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc.

Em hãy chia sẻ với các bạn về gia đình của mình (các thành viên, tình cảm, sự quan tâm, cảm thông)?

* Những yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc

- Quan tâm và chia sẻ mỗi ngày

Quan tâm và chia sẻ mỗi ngày giúp các thành viên kết nối, gắn kết lẫn nhau. Cuộc sống gia đình, có chia sẻ, dành thời gian quan tâm nhau mỗi ngày sẽ hòa thuận, hạnh phúc hơn. Trong một gia đình, vợ chồng hòa thuận ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ khác. Như mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, giữa cha mẹ và con cái. 

Vợ chồng yêu thương nhau

Trong một gia đình, chồng và vợ giống như đất và hoa. Nếu mối quan hệ vợ chồng không hòa thuận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mối quan hệ trong nhà. Vợ chồng bất đồng thì mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, cha mẹ – con cái đều sẽ bị xấu đi.

Nếu giữa vợ chồng không có tình yêu thật sự, cả gia đình sẽ thiếu thốn tình yêu thương. Vợ chồng yêu thương nhau là sức đề kháng mạnh nhất của một gia đình, là sự giáo dục cơ bản nhất và tốt nhất dành cho con cái. Tình yêu thương to lớn nhất của một người cha dành cho con cái chính là yêu thương mẹ của chúng. Tình yêu thương lớn nhất mà một người mẹ dành cho con mình chính là sự ngưỡng mộ và đánh giá cao cha của chúng.

- Các thành viên trong gia đình tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau

Trong một gia đình, ai cũng cần được tôn trọng, kể cả những đứa trẻ. Sự tôn trọng làm cho các thành viên trong gia đình thêm tin tưởng lẫn nhau. Việt Nam còn bị ảnh hưởng rất nhiều của tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Trong nhiều gia đình, vai trò và tiếng nói của người phụ nữ không được tôn trọng. Rất dễ dẫn đến tình trạng người chồng không tôn trọng người vợ. Từ đó, con cái bị ảnh hưởng rất nhiều về nhận thức và cách cư xử sau này với gia đình riêng. Mặc dù trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao nhưng vẫn còn nhen nhóm trong cuộc sống xung quanh chúng ta.

- Làm tròn nghĩa vụ và bổn phận trong gia đình

Mỗi thành viên trong gia đình đều có các nghĩa vụ và bổn phận riêng. Con cháu trong nhà có nghĩa vụ học hành, ngoan ngoãn, tôn trọng người lớn. Còn người lớn cũng cần tôn trọng trẻ nhỏ, tôn trọng lẫn nhau.Vợ chồng cùng nhau cố gắng, xây dựng gia đình hạnh phúc,vun đắp cho cả nhà. Mỗi thành viên trong gia đình đều có những nghĩa vụ phải thực hiện khác nhau.

Dù bạn đóng vai trò gì trong gia đình thì cũng đều phải đảm bảo bổn phận và nghĩa vụ của mình với gia đình ấy. Bởi nếu các thành viên không giữ đúng bổn phận của mình thì gia đình sẽ không còn gắn kết, không có sự tôn trọng lẫn nhau.

- Đặt mình vào vị trí của người khác

Đặt mình vào vị trí của người khác là một phẩm chất đạo đức cơ bản. Từ xưa đến nay, cho dù những người không cùng khu vực, dân tộc, tôn giáo và văn hóa nhưng họ đều nói những điều mang cùng ý nghĩa như “Đừng làm cho người khác những điều mà mình không muốn”, “Muốn người khác đối xử với mình ra sao thì hãy đối xử với họ như thế”.

Trong gia đình, vợ và chồng giữ những vai trò khác nhau, điều này quyết định sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề của họ. Vì thế, việc đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ là việc rất cần thiết và cũng là cách tốt nhất để vợ chồng thấu hiểu lẫn nhau, gìn giữ gia đình hòa thuận.

icon-date
Xuất bản : 24/08/2022 - Cập nhật : 25/10/2023