logo

Theo em, quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình được thể hiện như thế nào trong các câu ca dao, tục ngữ trên?

Câu hỏi: 

Chị ngã, em nâng.

Anh em như thể tay chân 

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Khôn ngoan đối đáp người ngoài 

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Anh em trên kính dưới nhường 

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

a) Em hãy nêu ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ trên. 

b) Theo em, quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình được thể hiện như thế nào trong các câu ca dao, tục ngữ trên?

Lời giải:

a) 

- “Chị ngã em nâng” 

trước hết mang ý nghĩa tả thực. Khi chị ngã thì em sẽ là người đỡ chị dậy. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ muốn nói đến tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ.

-   “Anh em như thể tay chân 

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”

Có nghĩa là anh em phải yêu thương, đùm bọc, san sẻ với nhau. Rách và lành là hai từ tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách muốn nói đến cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, còn lành là cuộc sống đủ đầy sung túc.

- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài 

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Giảng giải đạo lý giữa người với người ở trên đời. Anh em một nhà thương yêu, giúp đỡ nhau còn không kịp chứ hãm hại và ghét bỏ nhau để làm gì. Người xưa vẫn nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, người trong nhà nên yêu thương và đoàn kết. Anh chị em do một mẹ sinh ra đều mang một sợi dây liên kết gọi là “huyết thống”. Việc chăm sóc và che chở nhau là trách nhiệm của mỗi thành viên.

- “Anh em trên kính dưới nhường 

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.”

Là nhà có phúc mọi đường yên vui. Ý nghĩa của câu này là anh em trong nhà mà yêu thương nhường nhịn lẫn nhau thì trong nhà sẽ luôn yên vui và êm ấm. Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

b)

Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Kiến thức mở rộng về xây dựng gia đình hạnh phúc

Ý nghĩa của tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình sẽ được xây dựng  dựa trên tình thương yêu, trách nhiệm và bổn phận của các thành viên trong gia đình. Nó là tình cảm vô hạn mà mọi người dành cho nhau, xuất phát từ trái tim và họ không cần nhận lại sự báo đáp. Ông bà, cha mẹ, cô chú, bác,…dành hết toàn bộ sự quan tâm, yêu thương cho con cháu. Ngược lại, con cháu sẽ luôn ý thức, ngoan ngoãn, nghe lời và hiếu thảo với mọi người trong gia đình. Các thành viên, đoàn kết, đùm bọc, chia sẻ mới có thể xây dựng nên một tổ ấm hoàn hảo.

Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình được thể hiện như thế nào trong các câu ca dao, tục ngữ trên?

Tình cảm gia đình luôn là nguồn động lực lớn lao của tất cả mọi người, giúp chúng ta vững bước hơn trên đường đời nhiều chông gai, khi cuộc sống có quá nhiều những khó khăn và bộn bề, được trở về nhà thì mọi muộn phiền sẽ dường như được gác lại.

Con cháu khi thành tài, hiếu thảo sẽ là niềm tự hào, hãnh diện của dòng họ, gia đình. Còn ông bà, cha mẹ sẽ là những người giúp con cái được tiếp thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, là động lực lớn để con cái trở thành những người tốt đẹp và thành công. Sẽ thật cô đơn và bất hạnh nếu thiếu đi tình cảm gia đình.

Sức mạnh to lớn nhất của tình cảm gia đình sẽ chắp cánh để chúng ta có thể mạnh mẽ hơn, tiến lên phía trước để chinh phục các ước mơ, khát vọng lớn lao.

Cách để vun đắp tình cảm gia đình thêm bền vững 

Để có xây dựng nên một gia đình đoàn kết, hạnh phúc bền vững, mỗi cá nhân đều phải có những trách nhiệm xây dựng và vun đắp bằng cách:

Vợ chồng chính là nền móng để duy trì hạnh phúc trong một gia đình. Vậy nên, khi xác định kết hôn và trở thành vợ chồng, cả hai nên đến với bằng tình yêu thương thật sự.

Nếu vợ chồng bất hòa, không cùng quan điểm, nên ngồi lại để tìm ra hướng giải quyết đúng đắn, tránh trường hợp “chiến tranh lạnh”, lâu dần sẽ hình thành sự khó chịu tích tụ lâu dần trong lòng, các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều.

Các thành viên trong gia đình luôn quan tâm, yêu thương, chia sẻ với nhau sẽ tạo nên sức mạnh to lớn nhất để gia đình luôn đầy ắp tiếng cười, tạo nên môi trường lành mạnh cho con cái phát triển.

Hãy giữ thói quen, thường xuyên trò chuyện, tâm sự với mọi người trong gia đình. Dù có là những câu chuyện buồn, vui để cùng nhau vượt qua khó khăn.

icon-date
Xuất bản : 24/08/2022 - Cập nhật : 25/10/2023