logo

Là thành viên trong gia đình, em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào?

Câu hỏi: 

A. Bạn M không những học giỏi mà còn chăm chỉ lao động, giúp bố mẹ làm việc nhà. 

B. Anh P cho rằng mọi việc trong gia đình đều phải do anh quyết định. 

C. Bố mẹ của Y luôn quan tâm đến việc học tập của con, tôn trọng ý kiến của con. 

D. Bạn Q thưởng trốn tránh việc trông em khi bố mẹ bận để đi đá bóng 

E. Ông bà K chăm sóc cháu từ nhỏ, khi phát hiện cháu ham chơi, học tập sa sút,

Ông bà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng cháu vẫn không thay đổi.

a) Theo em, trong các trường hợp trên, những ai đã thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? Vì sao? 

b) Là thành viên trong gia đình, em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào?

Lời giải:

a) 

- Thực hiện đúng: bạn M, bố mẹ của Y, ông bà K, vì những chủ thể này đã thực hiện đúng những nghĩa vụ của thành viên trong gia đình mà pháp luật quy định.

- Thực hiện chưa đúng: anh P, bạn Q, vì những chủ thể này chưa thực hiện đúng những nghĩa vụ của thành viên trong gia đình mà pháp luật quy định.

Là thành viên trong gia đình, em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào?

b)

- Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.

- Giúp bố mẹ chăm em.

- Chăm ngoan, học giỏi.

* Chức năng của gia đình

- Chức năng kinh tế

Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.

Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.

- Chức năng tái sinh sản, duy trì nòi giống

Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội. Chức năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng này vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau.

- Chức năng giáo dục

Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết định đến nhân cách của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu thảo, trở thành người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên và ở đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người:” Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.. ”

Mỗi gia đình đều hình thành tính cách của từng thành viên trong xã hội Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người và là chủ thể của sự giáo dục. Như khoa học đã xác định rõ ràng, cơ sở trí tuệ và tình cảm cá nhân thường hình thành ngay từ thời thơ ấu. Gia đình trang bị cho đứa trẻ những ý niệm đầu tiên để lí giải thế giới sự vật, hiện tượng, những khái niệm về cái thiện và cái ác, dạy cho trẻ con hiểu rõ đời sống và con người, đưa trẻ con vào thế giới của những giá trị mà gia đình thừa nhận và thực hiện trong đời sống của nó.

Để chức năng này được thực hiện một cách có hiệu quả thì gia đình phải có phương pháp giáo dục, răn đe một cách đúng đắn. Ai sai thì nhận sai và sửa chữa chứ đừng vì cái tôi, cái sĩ diện và tính bảo thủ của mình mà cố chấp không thay đổi. Có nhiều gia đình dạy dỗ con cái bằng những trận đòn roi, những cái bạt tai đến tối mặt mũi.. Liệu đó có phải là biện pháp hiệu quả? Những biện pháp ấy chẳng những không đem lại tác dụng gì mà càng khiến con cái trở nên chai lì, tâm lí tiêu cực và mất đi tình cảm thân thiết, niềm tin vào những người trong cùng một mái nhà.

- Các chức năng khác

Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên tron gia đình.

* Những hình thái gia đình phổ biến

Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:

- Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con.

- Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.

- Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.

icon-date
Xuất bản : 24/08/2022 - Cập nhật : 25/10/2023