logo

Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ M. Nếu là M, em sẽ nói với bố mẹ như thế nào?

Câu hỏi: Vào kì nghỉ hè này, M dự định sẽ về ở chơi với ông bà nhưng bố mẹ của M lại muốn M học thêm một số môn.

a) Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ M.

b) Nếu là M, em sẽ nói với bố mẹ như thế nào? 

Lời giải:

a) Bố mẹ M trong trường hợp này đã thực hiện sai quyền và nghĩa vụ của mình, bắt con phải thực hiện yêu cầu theo ý mình là đi học thêm mà không dành thời gian để con vui chơi, giải trí.

Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bố mẹ M. Nếu là M, em sẽ nói với bố mẹ như thế nào?

b) Nếu là M, em sẽ nói với bố mẹ: “Con rất mong được bố mẹ hiểu và thông cảm cho con. Con mong muốn được về chơi với ông bà và cũng hứa sẽ cố gắng học tập tốt”

>>> Xem đầy đủ: Soạn GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Mở rộng kiến thức về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên của gia đình

Quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em

- Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Anh, chị, em thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cả khi còn cha mẹ và khi không còn cha mẹ, cả khi sống chung với nhau cũng như khi không sống chung với nhau.

- Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật của nhau với tư cách là người giám hộ.

- Nghĩa vụ nuôi dưỡng: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc tuy còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì anh, chị, em có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng nhau khi một trong số họ là người chưa thành niên, người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Quyền thừa kế: Nếu người chết để lại di chúc cho anh, chị, em của họ được thừa kế thì anh, chị, em được thừa ke theo di chúc. Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật thì anh ruột, chị ruột, em ruột thuộc hàng thừa kể thứ hai của người chết.

Quan hệ giữa ông, bà và cháu

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn cha mẹ hoặc anh, chị, em để nuôi dưỡng hoặc tuy còn nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cháu thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa ông bà và cháu:

+ Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho cháu khi cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng ỉao động và không có tài sản để tự nuôi minh trong trường hợp cháu không có những người khác để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng.

+ Cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại khi ông, bà không có những người khác để nuôi dưỡng, cấp dưỡng.

Quan hệ giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu

- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn những người khác nuôi dưỡng thì cô, dì, chú, bác, cậu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Ngược lại, cháu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cô, dì, chú, bác, cậu ruột khi họ cần được nuôi dưỡng mà không có con, anh, chị, em hoặc tuy có nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cô, dì, chú, bác, cậu.

icon-date
Xuất bản : 24/08/2022 - Cập nhật : 25/10/2023