Câu hỏi: Dung dịch đẳng trương, ưu trương là gì? Các loại dịch truyền ưu trương và đẳng trương phổ biến
Trả lời:
- Khái niệm:
+ Dung dịch đẳng trương là tên gọi của một loại dung dịch so với dung dịch đối chứng còn lại có cùng áp suất thẩm thấu, hoặc nồng độ chất tan, giữa hai bên của một màng bán thấm. Trạng thái này cho phép có sự chuyển động tự do của các phân tử nước trên màng mà không làm thay đổi nồng độ các chất hòa tan ở môi trường hai bên màng mặc dù nước đang di chuyển trên cả hai chiều.
+ Các dung dịch ưu trương sẽ có nồng độ chất tan (glucose hoặc muối) cao hơn so với tế bào. Chất tan là các nguyên tố được hòa tan trong dung môi, do đó tạo thành dung dịch. Trong dung dịch ưu trương, nồng độ các chất tan bên ngoài tế bào lớn hơn bên trong tế bào. Khi một tế bào được ngâm trong dung dịch ưu trương sẽ có sự chuyển dịch thẩm thấu và các phân tử nước sẽ chảy ra khỏi tế bào để cân bằng nồng độ của các chất hòa tan và sẽ có sự co lại về kích thước của tế bào.
- Các loại dịch truyền ưu trương và đẳng trương phổ biến
+ Các loại dịch truyền ưu trương: Natri clorua 7,5% là loại dịch truyền ưu trương được sử dụng nhiều nhất hiện nay để hồi sức cấp cứu bệnh nhân, ngoài ra còn có các loại dịch truyền huyết tương – keo kết hợp như muối dextran mặn NaCl 7,5%, Dextran 70 6%
+ Các loại dịch truyền đẳng trương: NaCl 0,9%, Lactate Ringer, Dextrose 5%, Huyết tương, Ringer là acsc loại dịch truyền đẳng trong được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong y khoa.