logo

Nêu đặc điểm của giới nguyên sinh

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của giới nguyên sinh

Trả lời: 

Giới Nguyên sinh gồm các sinh vật có đặc điểm: nhân thực, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng hoại sinh.

- Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống trong nước.

- Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, dị dưỡng, sống hoại sinh.

- Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm của giới nguyên sinh

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các giới sinh vật nhé !!!


1. Khái niệm giới

      Giới (Regnum) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

      Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là : giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài.


2. Hệ thống phân loại 5 giới

      Oaitâykơ (Whittaker) và Margulis (Margulis) chia thế giới sinh vật thành 5 giới. Đó là : giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm. giới Thực vật và giới Động vật (hình 2):

[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm của giới nguyên sinh (ảnh 2)

a, Giới Khởi sinh (Monera)

      Giới Khởi sinh gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ, phần lớn có kích thước khoảng 1-5 um. Chúng xuất hiện khoảng 3.5 tỉ năm trước đây.

      Vi khuẩn sống khắp nơi, phương thức sinh sống rất đa dạng (hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh).

b, Giới Nấm (fungi)

      Đặc điểm chung của giới Nấm: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.

c, Giới Thực vật (Plantae)

      Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm.

      Giới Thực vật được phân thành các ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là Tảo lục đa bào nguyên thủy.

d, Giới Động vật (Animalia)

      Giới Động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động, có khả năng phản ứng nhanh.

      Giới Động vật được chia thành các ngành chính sau: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.

* Các phân loại lịch sử

      Cấp đầu tiên của sinh vật nguyên sinh từ các sinh vật khác trong thập niên 1830, khi nhà sinh học Đức Georg August Goldfuss đưa ra từ protozoa để chỉ các sinh vật như ciliate và san hô. Nhóm này được mở rộng vào năm 1845 bao gồm tất cả các động vật đơn bào như foraminifera và amoebae. Thể loại phân loại chính thức Protoctista được đề xuất đầu tiên vào đầu thập niên 1860 bởi John Hogg, ông cho rằng protist nên bao gồm những loại mà ông thấy chúng có dạng đơn bào nguyên thủy ở cả động và thực vật. Ông định nghĩa Protoctista là "Giới thứ tư của tự nhiên", thêm vào cùng với các giới truyền thống khác nhu thực vật, động vật, và mineral. Giới mineral sau đó bị Ernst Haeckel loại khỏi hệ thống phân loại, nên chỉ còn lại thực vật, động vật, và protist là "giới của các dạng sống nguyên thủy".

      Herbert Copeland lấy lại tên gọi của Hogg gần một thế kỷ sau đó, ông cho rằng "Protoctista" theo nghĩa đen là "dạng được thành tạo đầu tiên", Copeland đã so sánh với thuật ngữ protista của Haeckel nó bao gồm cả vi sinh vật như vi khuẩn. Thuật ngữ protoctista của Copeland thì không bao gồm. Ngược lại, thuật ngữ của Copeland bao gồm các sinh vật nhân chuẩn có nhân như tảo cát, tảo lục và nấm.Phân loại này là nền tảng cho việc định nghĩa sau đó của Whittaker về Nấm, Động vật, Thực vật và Protista là 4 giới của sự sống. Giới Protista sau đó được điều chỉnh để tách prokaryote ra thành một giới riêng biệt Monera, các protist còn lại là một nhóm vi sinh vật nhân chuẩn. Năm giới này vẫn là hệ thống phân loại được chấp nhận cho đến khi phát triển phát sinh loài phân tử vào cuối thế kỷ 20, khi nó thể hiện rõ ràng rằng không phải protist cũng không phải là các nhóm riêng biệt của các sinh vật có quan hệ với nhau (chúng không phải là nhóm đơn ngành).

* Phân loại hiện đại 

      Mặc dù hệ thống phân loại học ngày nay không xem sinh vật nguyên sinh là một cấp phân loại chính thức, thuật ngữ protist hiện được hiểu theo 2 cách. Định nghĩa hiện đại phổ biến nhất theo phát sinh loài là một nhóm cận ngành: protist là bất kỳ loài nào có nhân chuẩn nhưng không phải là động vật, thực vật trên cạn, hoặc nấm. Cách hiểu thứ hai miêu tả protist chủ yếu theo tiêu chí chức năng hoặc sinh học: protist động vật nguyên sinh cơ bản là những sinh vật đơn bào chứ không phải đa bào, mà chúng tồn tại ở dạng những tế bào độc lập hoặc chúng tập hợp thành tập đoàn, mà không cho thấy sự khác biệt về mô.

      Phân loại học động vật nguyên sinh vẫn đang thay đổi. Các hệ thống phân loại mới hơn cố gắng thể hiện các nhóm đơn ngành dựa trên siêu cấu trúc, sinh hóa, và gene. Bởi các sinh vật nguyên sinh nhìn tổng thể là cận ngành, các hệ thống như thế này thường tách hoặc loại bỏ cấp giới, thay vì xếp các nhóm sinh vật đơn bào như dòng riêng biệt của sinh vật nhân chuẩn. Cơ chế gần gây của Adl et al. (2005) thì ví dụ rằng không quan tâm đế cấp bậc phân loại chính thức (ngành, lớp,...) và thay vào đó chỉ liệt kê các sinh vật theo trật tự thứ bậc. Điều này có khuynh hướng làm cho việc phân loại trở nên ổn định hơn trong khoảng thời gian dài và dễ cập nhật hơn. Một số nhóm chính của động vật nguyên sinh, có thể được xếp vào ngành (phyla), được liệt kê trong hộp phân loại ở đúng vị trí của nó.Nhiều nhóm được cho là đơn ngành, dù rằng chúng vẫn chưa chắc chắn. Ví dụ, excavata có thể không phải đơn ngành và chromalveolata có thể là đơn ngành nếu không tính haptophyta và cryptomonad.

icon-date
Xuất bản : 08/11/2021 - Cập nhật : 08/11/2021