logo

Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Dựa vào thời gian trôi qua, những dấu tích về hoạt động của con người vẫn được lưu giữ qua nhiều dạng tư liệu, như:

+ Truyền miệng: đây là những câu chuyện, truyền thuyết vẫn hay được kể, được truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ như: truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, truyện cổ tích “Sơn Tinh- Thủy Tinh”,…

+ Tư liệu hiện vật: những di tích lịch sử được để lại bằng hiện vật, được tìm thấy trong lòng đất hay trên mặt đất. Ngày nay ta vẫn được thấy ở trong các bảo tàng lịch sử.

+ Tư liệu chữ viết: đây là những bản ghi, sách báo, nhật kí được người xưa ghi chép lại, tồn tại dưới dạng chữ viết.

=> Nguồn tư liệu là gốc rễ giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? Mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây.


1. Lịch sử là gì?

Lịch sử là một bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, tổ chức, thu thập, trình bày và thông tin về những sự kiện này.

Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử

2. Đặc điểm của lịch sử

Từ định nghĩa lịch sử là gì, ta thấy lịch sử có các đặc điểm sau:

– Thứ nhất: Lịch sử là các sự kiện diễn ra trong quá khứ

Đó là những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi trong không gian và thời gian nhất định. Các sự kiện này được ghi chép một cách tuyệt đối, chính xác và khách quan.

– Thứ hai: Lịch sử ghi lại những sự việc diễn ra trong quá khứ

Để nắm bắt, lưu giữ được các sự kiện trong quá khứ, con người cần diễn đạt các sự kiện trên cơ sở từ ngữ đồng thời giải thích ý nghĩa của sự kiện. Các sự kiện được ghi chép một cách tương đối và mang yếu tố chủ quan của người ghi chép thông qua các câu chuyện kể.

– Thứ ba: Lịch sử được xây dựng chính xác và khách quan dựa vào các câu chuyện kể.

Thông thường, các nhà sử học ghi lại các sự kiện trong quá khứ bằng văn bản hoặc bằng cách truyền miệng và trả lời các câu hỏi lịch sử thông qua nghiên cứu các tài liệu bằng văn bản và nội dung truyền miệng. Các nhà sử học sử dụng các nguồn vô cùng đa dạng như tượng đài, chữ khắc, hình ảnh,…

icon-date
Xuất bản : 05/10/2022 - Cập nhật : 08/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads