logo

Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của

icon_facebook

Có 2 cách tính lịch, dương lịch được tính dựa vào sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời, Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Để hiểu rõ hơn về cách tính này, hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


Câu hỏi: Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của

A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất quay quanh chính nó.

D. Các vì sao.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

"Lịch" là "một hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày".  Các ngày tháng cụ thể có thể dựa trên sự chuyển động thấy được của các thiên thể.

- Có 2 cách tính lịch:

+ Phương Đông: Dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất (Âm lịch)

+ Phương Tây: Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời (Dương lịch)

Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch). Một năm đó có 354 hoặc 355 ngày. Đó là năm âm lịch thực sự. Thời cổ đại, Trung Quốc và Ai Cập là hai nước sử dụng năm âm lịch sớm nhất thế giới.

Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của

>>> Xem thêm: Hệ thống lịch theo Mặt Trăng (Âm lịch), 1 năm có 12 tháng, xen kẽ một tháng đủ có 30 ngày là một tháng thiếu có 29 ngày, tổng cộng cả năm là 354 ngày. Đó là hệ thống lịch của nền văn minh nào?


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về cách tính thời gian trong lịch sử

Câu 1: Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

A. Dựa vào sự lên xuống của thủy triều

B. Dựa vào đường chim bay

C. Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng

D. Dựa vào quan sát các sao trên trời

Chọn đáp án: C

Câu 2: Khởi nghĩa Lam Sơn (7/2/1418), em hãy tính lịch Âm Dương cho sự kiện lịch sử này?

A. Lịch Âm: 2/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

B. Lịch Âm: 3/1 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

C. Lịch Âm:1/2 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

D. Lịch Âm: 2/2 năm Mậu Tuất Lịch Dương: 7/2/1418

Chọn đáp án: A

Câu 3: Một bình gốm được chôn dưới đất năm 1885 TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đã nằm dưới đất 3877 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?

A. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2003

B. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2002

C. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2004

D. Người ta phát hiện bình gốm vào năm 2005

Chọn đáp án: B.

Câu 4: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013.

A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,102 năm

B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm

C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3,000 năm

D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,000 năm

Chọn đáp án: B

Câu 5: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là:

A. Âm Lịch

B. Dương Lịch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Chọn đáp án: A

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi Âm lịch được tính dựa vào sự di chuyển của. Cũng như cung cấp thêm trắc nghiệm về cách tính thời gian trong lịch sử. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người. cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết! 

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads